Ký sinh trùng sốt rét kháng thuốc lây lan mạnh mẽ khắp Đông Nam Á
Các nhà nghiên cứu vừa chỉ ra, có tới 80% người mang mầm bệnh sốt rét miễn dịch với các phương pháp điều trị phổ biến hiện nay.
Trong các nghiên cứu được công bố trên tạp chí về bệnh truyền nhiễm Lancet, các nhà khoa học tiết lộ rằng ở nhiều vùng của Thái Lan, Việt Nam và Campuchia có tới 80% các loại ký sinh trùng sốt rét có khả năng kháng hai loại thuốc chống sốt rét được sử dụng nhiều nhất hiện nay.
Trong đó, phổ biến nhất là ký sinh trùng Plasmodium (P) falciparum cũng đã có sự đề kháng. Điều đáng lo ngại là dù điều trị bằng thuốc mới nhất và mạnh nhất nhưng việc điều trị một nửa số bệnh nhân nhiễm ký sinh trùng này đều thất bại.
Ông Olivo Miotto từ Đại học Oxford và Viện Wellcome Sanger cho biết: "Những phát hiện đáng lo ngại này cho thấy vấn đề khống chế ký sinh trùng kháng đa thuốc đang xấu đi đáng kể ở Đông Nam Á kể từ năm 2015".
Robert Amato, một người trong nhóm nghiên cứu chia sẻ thêm: "Chúng tôi phát hiện ra nó đã lây lan mạnh mẽ, thay thế ký sinh trùng sốt rét địa phương và trở thành chủng chủ yếu xuất hiện ở Việt Nam, Lào và đông bắc Thái Lan".
Cũng theo các nhà nghiên cứu, chủng ký sinh trùng kháng thuốc trên có khả năng xâm chiếm các lãnh thổ mới và sẽ có được các đặc tính di truyền mới.
Miotto cảnh báo về viễn cảnh kinh hoàng như trường hợp kháng thuốc tương tự với thuốc trị sốt rét Chloroquine góp phần gây ra hàng triệu ca tử vong trên khắp Châu Phi trong những năm 1980.
Sốt rét còn giết chết hơn 400.000 người mỗi năm sau đó, chủ yếu là trẻ em ở châu Phi. Hơn 200 triệu người bị nhiễm ký sinh trùng P falciparum, và cứ 9 trong số 10 ca tử vong bởi ký sinh trùng này.
Một sự kết hợp thuốc được gọi là DHA-PPQ ban đầu có hiệu quả chống lại P falciparum nhưng dần có dấu hiệu kháng thuốc vào năm 2013. Nghiên cứu gần đây nhất về tỷ lệ thất bại của DHA-PPQ đã đạt tới 53% ở phía tây nam Việt Nam, và cao tới 87% ở phía đông bắc Thái Lan.