Kỳ thú cánh đồng tuyết trên sa mạc, nơi khô cằn nhất thế giới

Hiện tượng kì thú này thường còn có tên gọi khác là 'Penitente' (sự sám hối) được hình thành trên những khu vực có độ cao lớn, đặc biệt là dãy Andes, nằm ở độ cao 4.000m so với mực nước biển.

Sa mạc Atacama ở Chile vốn nổi tiếng là nơi khô cằn nhất được tìm thấy trên thế giới, các trạm khí tượng tại đây chưa bao giờ ghi nhận một trận mưa nào.

Sa mạc Atacama ở Chile vốn nổi tiếng là nơi khô cằn nhất được tìm thấy trên thế giới, các trạm khí tượng tại đây chưa bao giờ ghi nhận một trận mưa nào.

Đây là sa mạc được ghi nhận trong sách Kỷ lục Thế giới Guiness là “khô cằn nhất thế giới”, với lượng mưa trung bình ít hơn 50mm một năm.

Đây là sa mạc được ghi nhận trong sách Kỷ lục Thế giới Guiness là “khô cằn nhất thế giới”, với lượng mưa trung bình ít hơn 50mm một năm.

Hiện tượng kì thú rừng băng ở Chile và Argentina thường còn có tên gọi khác là "Penitente" (sự sám hối) được hình thành trên những khu vực có độ cao lớn, đặc biệt là dãy Andes, nằm ở độ cao 4.000m so với mực nước biển.

Hiện tượng kì thú rừng băng ở Chile và Argentina thường còn có tên gọi khác là "Penitente" (sự sám hối) được hình thành trên những khu vực có độ cao lớn, đặc biệt là dãy Andes, nằm ở độ cao 4.000m so với mực nước biển.

Người dân sinh sống gần đây cho biết, đây là đợt tuyết rơi với mật độ dày đặc nhất trong suốt ba thập kỷ qua tại vùng đất sa mạc khô cằn nhất thế giới này.

Người dân sinh sống gần đây cho biết, đây là đợt tuyết rơi với mật độ dày đặc nhất trong suốt ba thập kỷ qua tại vùng đất sa mạc khô cằn nhất thế giới này.

Nơi các Penitentes hình thành, nó thực sự khô đến mức nhiệt làm bốc hơi tuyết trực tiếp thành hơi nước. Quá trình này cuối cùng sẽ làm rỗng các khoảng trống giữa các gai.

Nơi các Penitentes hình thành, nó thực sự khô đến mức nhiệt làm bốc hơi tuyết trực tiếp thành hơi nước. Quá trình này cuối cùng sẽ làm rỗng các khoảng trống giữa các gai.

Do quá trình thăng hoa (khi tuyết bốc hơi trực tiếp mà không trở thành nước), tuyết sẽ biến dạng một cách ngẫu nhiên khi một số vùng thăng hoa nhanh hơn những vùng khác, để lại những chỗ trũng ngày càng sâu hơn. Theo thời gian, những cánh đồng băng tuyết nhọn hoắt nhấp nhô được hình thành.

Do quá trình thăng hoa (khi tuyết bốc hơi trực tiếp mà không trở thành nước), tuyết sẽ biến dạng một cách ngẫu nhiên khi một số vùng thăng hoa nhanh hơn những vùng khác, để lại những chỗ trũng ngày càng sâu hơn. Theo thời gian, những cánh đồng băng tuyết nhọn hoắt nhấp nhô được hình thành.

Núi măng tuyết như những ngọn giáo cắm thẳng tạo nên cảnh tượng vô cùng độc đáo.

Núi măng tuyết như những ngọn giáo cắm thẳng tạo nên cảnh tượng vô cùng độc đáo.

Những hiện tượng gai tuyết có thể không bị giới hạn ở Trái đất: Các nhà khoa học cho rằng họ cũng có thể tồn tại trên Europa, mặt trăng băng giá của sao Mộc hiện là một trong những ứng cử viên có khả năng nhất cho sự sống ngoài hành tinh.

Những hiện tượng gai tuyết có thể không bị giới hạn ở Trái đất: Các nhà khoa học cho rằng họ cũng có thể tồn tại trên Europa, mặt trăng băng giá của sao Mộc hiện là một trong những ứng cử viên có khả năng nhất cho sự sống ngoài hành tinh.

Nguồn ANTĐ: https://anninhthudo.vn/ky-thu-canh-dong-tuyet-tren-sa-mac-noi-kho-can-nhat-the-gioi-post560441.antd