Kỹ thuật trồng hoa cúc Bách Nhật cho vườn nhà luôn rực rỡ sắc hương
Kỹ thuật trồng hoa cúc Bách Nhật không cần quá cầu kỳ trong cách chăm sóc mà chỉ cần đảm bảo yếu tố ánh sáng, nước là cây có thể dễ dàng phát triển.
Cây hoa cúc Bách Nhật hiện nay có rất nhiều tên gọi khác nhau như: cúc pha lê, cúc nút áo, hoa nở ngày. Cúc Bách Nhật có tên khoa học: Gomphrena globosa, họ Rau dền ( Amaranthaceae ), nguồn gốc Châu Á, Ấn Độ.
Bách nhật có hai màu chủ yếu là trắng và tím, hiện nay còn có thêm màu hồng và đỏ đậm rất đẹp.Hoa cúc Bách Nhật là cây thân thảo, cao khoảng 30 – 60cm, mọc thẳng, nhiều cành, phân đốt, có lông; thân non màu xanh, thân già màu tía. Lá cây cúc bách nhật là lá đơn, mọc đối, hình bầu dục, có lông, đầu lá nhọn; cuống lá ngắn, ôm sát thân. Gân chính của lá nổi rõ, màu trắng.
Về kỹ thuật trồng hoa cúc Bách Nhật khá đơn giản bởi đây là giống cây rất dễ sống, không kén đất, không cần nhiều phân và đất khô khan mà chỉ cần nhiều nắng. Có thể mọc rất tốt ở những nơi hoang dại như kẽ ngách, chân tường...
Về ánh sáng
Vì là cây ưa sáng nên khi trồng cần chú ý tới những nơi có đủ ánh sáng chiếu vào. Nếu để cây trong bóng râm khiến cây không thể phát triển, thậm chí dễ dàng héo úa và thối giữa.
Kỹ thuật trồng hoa cúc Bách Nhật
Để trồng hoa cúc Bách Nhật bạn có thể sử dụng các loại hạt. Hạt của loại hoa trên được gieo trực tiếp xuống đất và tưới nước ẩm. Sau khoảng thời gian từ 4 đến 5 ngày là cây bắt đầu mọc mầm và nảy nở. Trồng cúc Bách Nhật có thể sử dụng nhiều loại đất khác nhau. Đây cũng là cây dễ dàng thích nghi với ánh sáng ở mức độ trung bình khi mới trồng và ánh sáng mạnh khi đã phát triển.Đối với cây con từ 20-25 ngày có thể gieo trồng. Bạn nên trồng cây với mật độ 40-45 cm vì cây phát triển và tán rộng khá là nhanh.Khoảng một tháng sau, rễ sẽ ổn định, nên chuyển cây sang trồng ở những nơi mong muốn. Đất trồng gồm loại đất Akadama hạt nhỏ và một nửa đất mùn, sau đó bón phân.
Cách chăm sóc hoa cúc Bách Nhật
Cây không chịu khô hạn vì thế nên tưới nước trước khi bề mặt đất trong chậu khô. Vào mùa nóng tốt nhất nên che phần rễ bằng đất mùn. Chú ý thoát nước, nếu không thân cây sẽ bị ẩm.Lưu ý nên bón phân khi lá phát triển không tốt. Nếu bón quá nhiều phân hoa sẽ nở không đẹp, vì thế chỉ bổ sung phân khi màu lá bất thường. Có thể phun thuốc trừ sâu để phòng bệnh nhện đỏ.Có thể bổ sung một lượng phân nhỏ trong đất trồng và bón khi lá phát triển không tốt. Tuy nhiên không nên bón phân quá nhiều sẽ khiến màu hoa không được đẹp.
Phòng trừ sâu bệnh
Cây hoa cúc Bách Nhật rất dễ bị rệp muội, sâu xanh, sâu khoang hay bệnh truyền nhiễm do nấm...Để phòng trừ rệp chích hút dịch cây làm cho cây trở nên còi cọc, ngọn quăn queo, lá biến dạng, thui nụ hoặc hoa không nở. Sử dụng các loại thuốc hóa học sau: Actara 25 EC, Karate 2,5 EC 0,5-0,1%, Bassa 0,1-0,15%.
Còn trường hợp sâu non ăn lá, ăn hoa, đục nụ làm méo, vẹo bông hoa. Dùng các biện pháp thủ công như: Bẫy bả chua ngọt, ngắt bỏ ổ trứng và diệt sâu non bằng tay. Sử dụng các thuốc hóa học sau để trừ sâu: Sherpa 25 EC, Lannate 35 EC, Pegasus 500SC.
Đối với bệnh truyền nhiễm do nấm gây hại thì cần thường xuyên vệ sinh đồng ruộng tỉa bớt các lá già, lá sâu bệnh để cho ruộng thông thoáng và phun phòng định kỳ hàng tuần hoặc các đợt xuất hiện lá mới bằng Score, Rhydomil, Champion.
Ứng dụng của hoa cúc bách nhật
Cũng như tên gọi, cây cúc Bách Nhật thường xuyên nở hoa. Sau khi hoa khô không hề phai sắc vì thế hoa cúc bách nhật được dùng làm hoa khô để trang trí. Hoa cúc bách nhật là loại cây chịu nóng, cây cho hoa chu yếu vào mùa hè và thu, ở Nam Bộ có thể cho hoa cả năm.