Kỳ tích 'hồi sinh' linh dương sừng kiếm sau 23 năm tuyệt chủng

Linh dương sừng kiếm, từng được tuyên bố tuyệt chủng trong tự nhiên, đã hồi sinh và hiện chỉ còn trong danh sách 'Có nguy cơ tuyệt chủng'.

 Linh dương sừng kiếm, với tên khoa học là Oryx dammah, là một loài linh dương lớn, nổi bật với cặp sừng dài và cong như thanh kiếm. (Ảnh: iNaturalist)

Linh dương sừng kiếm, với tên khoa học là Oryx dammah, là một loài linh dương lớn, nổi bật với cặp sừng dài và cong như thanh kiếm. (Ảnh: iNaturalist)

Loài này từng phân bố rộng rãi ở khu vực Bắc Phi, thích nghi tốt với môi trường sa mạc khô hạn. (Ảnh: Science Photo Library)

Loài này từng phân bố rộng rãi ở khu vực Bắc Phi, thích nghi tốt với môi trường sa mạc khô hạn. (Ảnh: Science Photo Library)

Vào những năm 1980, do hạn hán kéo dài và nạn săn bắt tràn lan, số lượng linh dương sừng kiếm giảm mạnh. (Ảnh: Wikipedia)

Vào những năm 1980, do hạn hán kéo dài và nạn săn bắt tràn lan, số lượng linh dương sừng kiếm giảm mạnh. (Ảnh: Wikipedia)

Cặp sừng và thịt của chúng mang lại giá trị kinh tế cao, khiến chúng trở thành mục tiêu săn bắt. (Ảnh: ZOOINSTITUTES)

Cặp sừng và thịt của chúng mang lại giá trị kinh tế cao, khiến chúng trở thành mục tiêu săn bắt. (Ảnh: ZOOINSTITUTES)

Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) đã tuyên bố loài này tuyệt chủng trong tự nhiên trước thế kỷ 20. Tuy nhiên, nhờ vào nỗ lực bảo tồn không ngừng, loài linh dương sừng kiếm đã được hồi sinh. (Ảnh: iNaturalist)

Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) đã tuyên bố loài này tuyệt chủng trong tự nhiên trước thế kỷ 20. Tuy nhiên, nhờ vào nỗ lực bảo tồn không ngừng, loài linh dương sừng kiếm đã được hồi sinh. (Ảnh: iNaturalist)

Dự án bảo tồn do Quỹ bảo tồn Sahara khởi động từ năm 1985 đã đạt được những thành công đáng kể. Vào năm 2016, 21 con linh dương sừng kiếm đã được thả về tự nhiên ở Chad, mỗi con đều được gắn vòng cổ vệ tinh GPS để theo dõi. Chỉ sau 6 tháng, con linh dương sừng kiếm đầu tiên đã được sinh ra trong tự nhiên sau hơn 30 năm. (Ảnh: Adobe Stock)

Dự án bảo tồn do Quỹ bảo tồn Sahara khởi động từ năm 1985 đã đạt được những thành công đáng kể. Vào năm 2016, 21 con linh dương sừng kiếm đã được thả về tự nhiên ở Chad, mỗi con đều được gắn vòng cổ vệ tinh GPS để theo dõi. Chỉ sau 6 tháng, con linh dương sừng kiếm đầu tiên đã được sinh ra trong tự nhiên sau hơn 30 năm. (Ảnh: Adobe Stock)

Sự thay đổi trạng thái từ tuyệt chủng trong tự nhiên sang có nguy cơ tuyệt chủng là minh chứng cho sức mạnh của hành động hợp tác bảo tồn. Dự án này mang lại hy vọng cho loài linh dương sừng kiếm cũng như khả năng khôi phục thiên nhiên và bảo vệ các loài động vật quý hiếm.(Ảnh: Mammifères Africains)

Sự thay đổi trạng thái từ tuyệt chủng trong tự nhiên sang có nguy cơ tuyệt chủng là minh chứng cho sức mạnh của hành động hợp tác bảo tồn. Dự án này mang lại hy vọng cho loài linh dương sừng kiếm cũng như khả năng khôi phục thiên nhiên và bảo vệ các loài động vật quý hiếm.(Ảnh: Mammifères Africains)

Linh dương sừng kiếm là biểu tượng của sự kiên cường và hy vọng, minh chứng cho khả năng của con người trong việc bảo vệ và khôi phục thiên nhiên. (Ảnh: naturepl)

Linh dương sừng kiếm là biểu tượng của sự kiên cường và hy vọng, minh chứng cho khả năng của con người trong việc bảo vệ và khôi phục thiên nhiên. (Ảnh: naturepl)

Mời quý độc giả xem thêm video: Loài động vật mù giúp nghiên cứu chống ung thư.

Thiên Trang (TH)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/khoa-hoc-cong-nghe/ky-tich-hoi-sinh-linh-duong-sung-kiem-sau-23-nam-tuyet-chung-2033678.html