Ký ức về Trung thu xưa qua các đồ chơi truyền thống
Theo thời gian trung thu bây giờ đã khác nhiều với trước. Nhiều người đã từng là trẻ con thi thoảng lại than phiền về Tết Trung thu giờ chẳng còn chút nào bóng hình ngày xưa. Song vẫn còn đó những con người tài hoa ngoài kia, giữa dòng chảy xuôi ngược của thời gian, vẫn cần mẫn từng ngày gìn giữ cái hồn của đồ chơi Trung thu truyền thống.
Ở tuổi 85, nghệ nhân Nguyễn Văn Quyền xã Cao Viên, huyện Thanh Oai, Hà Nội đã có hơn 70 năm làm đèn Trung thu. Ở làng ông, nhiều gia đình đã bỏ nghề vì thu nhập thấpnhưng ông vẫn miệt mài với nghề. Năm 2019, ông đã được phong tặng danh hiệu Nghệ nhân Ưu tú vì những nỗ lực bảo tồn nghề truyền thống.
Trong căn nhà nhỏ nằm sâu ở phía cuối hành lang, ông Hòa bà Lan ngày ngày cặm cụi xé giấy, nặn khuôn tạo ra những chiếc mặt nạ cổ truyền, gìn giữ nghề gia truyền đã có thâm niên hơn 40 năm. Mặc cho những thăng trầm của thị trường đồ chơi truyền thống, vợ chồng ông vẫn duy trì sản xuất, tiếp nối nghề gia truyền làm mặt nạ giấy bồi do cha ông để lại.
Đồ chơi truyền thống mang dáng dấp, tâm hồn con người Việt Nam qua bao thế hệ. Mỗi món đồ chơi được làm ra chứa đựng biết bao sự kết tinh mồ hôi, công sức, có cả tình yêu, lòng nhiệt huyết, những lo lắng, trăn trở của người đang miệt mài gìn giữ chúng.
Giữa tác động của thị trường, những người nghệ nhân vẫn còn lưu luyến nét giá trị xưa cũ thật giống như những người còn sót lại của thời hoàng kim trung thu xưa. Với họ, những người nặng tình với giá trị truyền thống, những thứ như doanh số bán được không quan trọng bằng việc từng ngày cần mần giữ nghề, giữ hồn cốt, giữ cái đẹp của văn hóa truyền thống dân tộc.
Mời quý vị và các bạn theo dõi nội dung chi tiết!