Lạ kỳ 'công viên rừng' giữa lòng Thủ đô

Khu đất hoang phế, ngập ngụa rác thải trở thành công viên- rừng. Ðó là công viên rộng 9.000m2 ngay tại trung tâm Hà Nội - phường Chương Dương (quận Hoàn Kiếm) không phải do Nhà nước đầu tư, mà hình thành từ sự đóng góp của cộng đồng.

Nằm trên địa bàn phường Chương Dương (quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội), Công viên rừng bờ vở sông Hồng được hình thành từ năm 2021, khu vực này từ một nơi tập kết rác thải giờ đã trở thành một không gian công cộng đa chức năng bao gồm vườn rừng, sân chơi, không gian thư giãn.

Khu vực từng hoang phế, nay đã trở thành công viên thu hút người lớn, trẻ nhỏ đến vui chơi.

Khu vực từng hoang phế, nay đã trở thành công viên thu hút người lớn, trẻ nhỏ đến vui chơi.

Công viên - rừng của người dân địa bàn phường Chương Dương được khởi đầu bởi ý tưởng của Mạng lưới "Vì một Hà Nội đáng sống" - tập hợp của một nhóm kiến trúc sư, nhà hoạt động xã hội hướng đến xây dựng một Hà Nội tốt đẹp hơn.

Dự án được UBND quận Hoàn Kiếm, trực tiếp là phòng Tài nguyên và Môi trường phối hợp với các tổ chức hoạt động phi lợi nhuận triển khai theo hai giai đoạn. Giai đoạn 1 của dự án đưa vào hoạt động từ năm 2021, với một khu “vườn rừng” và một sân chơi rộng khoảng 3.000m2.

Rất đông người dân tập thể dục, vui chơi tại "công viên - rừng”.

Rất đông người dân tập thể dục, vui chơi tại "công viên - rừng”.

Giai đoạn 2 của dự án được tiến hành từ tháng 7/2022, bàn giao đầu năm 2023, đưa tổng diện tích khu vực lên đến 9.000m2, với ba phân khu: Khu vườn rừng trồng các loại rau, các loại thuốc nam của chị em phụ nữ; khu “vườn giác quan” trồng các loại cây, loại hoa để mọi người khám phá; khu tập luyện thể dục, thể thao và vui chơi.

Một con đường ven sông được người dân, các nhà thiết kế lát gạch.

Một con đường ven sông được người dân, các nhà thiết kế lát gạch.

Dự án đã mang lại diện mạo mới cho khu vực này, đồng thời nâng cao nhu cầu hưởng thụ của người dân, hướng tới việc khơi dậy mọi giác quan của con người. Không giống bất kỳ một công viên nào trên địa bàn Hà Nội, ngoại trừ sân bóng rổ, tất cả khu vui chơi, tập luyện công viên bờ vở sông Hồng đều là nền đất, các nhà thiết kế chỉ lát gạch cho con đường dạo ven sông.

Các cây bóng mát với nhiều chủng loại được người dân cải tạo từ những cây mọc hoang, kết hợp trồng mới.

Các cây bóng mát với nhiều chủng loại được người dân cải tạo từ những cây mọc hoang, kết hợp trồng mới.

Hệ thống cây xanh cũng hết sức đặc biệt, các loại cây đa tầng tán, từ cây có bóng mát như mít, si, sấu, ngọc lan…, cho đến các loại cây bụi, cây cỏ, các loại hoa.

Anh Nguyễn Tiêu Quốc Ðạt, Giám đốc Thinks Playground - Ðơn vị lập quy hoạch dự án chia sẻ: “Công viên - rừng là khái niệm còn mới ở Việt Nam, nhưng trên thế giới đã phổ biến với nhiều mô hình. Trong đó có mô hình dựa trên những tàn tích còn sót lại của vùng hoang dã hoặc bán hoang dã.

Bờ vở sông Hồng rất phù hợp mô hình này, ở đây có những cây cối mọc hoang kết hợp với cây ăn quả người dân trồng. Chúng tôi đã khảo sát các loài thực vật, lên danh mục cây nào nên giữ lại, cây nào nên chặt bỏ".

Công viên - rừng là khái niệm còn mới ở Việt Nam, nhưng trên thế giới đã phổ biến với nhiều mô hình.

Công viên - rừng là khái niệm còn mới ở Việt Nam, nhưng trên thế giới đã phổ biến với nhiều mô hình.

Ngoài trồng thêm cây bóng mát, đơn vị còn bổ sung thêm các cây bò dưới mặt đất như: Tàu bay, rau muối, rau dền, tầm bóp, cam thảo... Cây bụi thì giữ lại những cây chim thích ăn như cây phèn đen, phèn trắng, ráy... vừa tạo hệ sinh thái đa dạng cho các loài sinh vật, vừa tạo mau xanh cho con người.

Khu vực vui chơi dành cho thiếu nhi, khu vực tập luyện đều là nền đất.

Khu vực vui chơi dành cho thiếu nhi, khu vực tập luyện đều là nền đất.

Nhớ lại cách đây không lâu, địa điểm trên bị bỏ hoang, ô nhiễm môi trường, ngập ngụa rác thải, nước thải, bốc mùi khó chịu, cây cối mọc dại um tùm. Chính vì thế, nơi này trở nên khó tiếp cận và ai cũng ngần ngại bước đến.

ác hạng mục, thiết bị đều được làm từ các vật liệu thân thiện với môi trường thiên nhiên.

ác hạng mục, thiết bị đều được làm từ các vật liệu thân thiện với môi trường thiên nhiên.

Nhưng giờ đây, khu vực này đã trở thành khu vườn rừng sinh thái, sân chơi cho trẻ em, nơi tập thể dục cho người già. Các hạng mục, thiết bị đều được làm từ các vật liệu thân thiện với môi trường thiên nhiên, tạo điều kiện cho con người được giao tiếp với nhau và giao tiếp với thiên nhiên. Trong suốt quá trình thực hiện dự án, các đơn vị thực hiện luôn nhận được sự ủng hộ, đồng hành của chính quyền địa phương.

Ngoài tạo không gian công cộng cho người dân, khu công viên rừng còn giúp gìn giữ, bảo vệ môi trường sinh thái.

Ngoài tạo không gian công cộng cho người dân, khu công viên rừng còn giúp gìn giữ, bảo vệ môi trường sinh thái.

Dự án cải tạo môi trường bờ vở sông Hồng thành công, chính là nhờ sự góp sức tích cực của các lực lượng và người dân trong khu vực, từ hội cựu chiến binh, hội phụ nữ, đoàn thanh niên và đông đảo nhân dân trên địa bàn. Bên cạnh đó, cũng phải kể đến sự góp sức của các tình nguyện viên từ người lớn đến các em học sinh, đã vượt đường xa đến để dọn rác, làm sạch môi trường..

Dự án cải tạo môi trường bờ vở sông Hồng thành công, chính là nhờ sự góp sức tích cực của các lực lượng và người dân trong khu vực

Dự án cải tạo môi trường bờ vở sông Hồng thành công, chính là nhờ sự góp sức tích cực của các lực lượng và người dân trong khu vực

Bà Lâm Mai Liên, người dân phường Chương Dương chia sẻ: “Trước đây, chẳng ai đến khu vực này. Từ khi có mạng lưới tình nguyện đến triển khai dự án, mỗi người một tay, tùy theo sức khỏe, khả năng của mình để góp sức phát triển công viên – rừng nơi đây. Tôi nay đã gần 80 tuổi nhưng hằng ngày vẫn mang chổi ra quét sạch sân chơi để bọn trẻ đi học về có không gian sạch sẽ vui chơi. Người dân ở đây phấn khởi, sung sướng lắm”.

Người dân quen gọi là “Vườn rừng Chương Dương”, hay “Vườn rừng trong phố”.

Người dân quen gọi là “Vườn rừng Chương Dương”, hay “Vườn rừng trong phố”.

Công viên - rừng bên bờ vở sông Hồng chưa có một cái tên chính thức. Người dân quen gọi là “Vườn rừng Chương Dương”, hay “Vườn rừng trong phố”, thông qua đó tạo ra một hướng tiếp cận mới và chứng minh rằng những không gian hoang vu, tồi tàn, hoàn toàn có thể cải tạo thành những không gian hữu ích với chi phí thấp nhất thông qua tập hợp cộng đồng.

Công nhân phun thuốc diệt muỗi, đảm bảo môi trường vui chơi cho người dân.

Công nhân phun thuốc diệt muỗi, đảm bảo môi trường vui chơi cho người dân.

Hiện trên địa bàn TP Hà Nội có hàng chục km bờ sông đang trong tình trạng hoang hóa, bị chiếm dụng làm nơi tập kết rác thải,... trong khi đó vấn đề không gian công cộng phục vụ nhu cầu của người dân còn thiếu. Mô hình "rừng trong phố" hữa hẹn nhiều tiềm năng giúp giảm được chi phí, đồng thời tạo không gian công cộng giúp người dân có thêm không gian sạch đẹp, còn người dân thì được nâng cao trách nhiệm, ý thức trong cải tạo, môi trường.

Trung Sơn

Nguồn GĐ&XH: https://giadinh.suckhoedoisong.vn/la-ky-cong-vien-rung-giua-long-thu-do-172230823161435273.htm