Minh Hy Tông là vị Hoàng đế thứ 16 của nhà Minh từ năm 1620 đến 1627. Tên lúc sinh của ông là Chu Do Hiệu. Minh Hy Tông là con trai trưởng của Minh Quang Tông. Vua Minh Quang Tông đã mất sau đúng 29 ngày ở ngôi Hoàng đế. Cái chết của ông gắn trực tiếp với nghi án "Hồng hoàn án" và là vị Hoàng đế tại vị ngắn nhất trong lịch sử nhà Minh, thường được gọi là "Hoàng đế một tháng" trong lịch sử Trung Quốc. (Chân dung cung đình của Minh Hy Tông).
Sau khi phụ hoàng qua đời, Chu Do Hiệu lên ngôi ở tuổi 15. Khi đó, vị vua mới này không hề biểu lộ sự đau buồn gì cả đối với cái chết của vua cha. Hành động của ông đối với người cha quá cố của mình bị các sử gia đời sau cho là bất hiếu. (Tạo hình nhân vật Minh Hy Tông trên phim ảnh).
Minh Hy Tông là vị vua đặc biệt nhất trong lịch sử nhà Minh nói riêng và trong lịch sử Trung Quốc nói chung bởi người ta cho rằng ông là vị vua không có học, và ông cũng không hề biết chữ. Người ta còn cho rằng Minh Hy Tông không thể phê duyệt tấu sớ, cũng không thể coi việc triều chính, khiến cho nhiều nước lân bang khinh thường nhà Minh. (Chân dung Minh Hy Tông).
Chính vì vậy, mọi việc triều chính, Hy Tông đều giao lại cho viên hoạn quan là Ngụy Trung Hiền cùng với người vú nuôi là Khách Thị nắm triều chính. (Tạo hình Ngụy Trung Hiền trên phim ảnh).
Ngụy Trung Hiền, tên thật là Ngụy Tiến Trung, một trong những đại hoạn quan nổi tiếng nhất và nhiều quyền lực nhất trong lịch sử Trung Quốc. Tuy nhiên, theo sử sách ghi lại thì Ngụy Trung Hiền cũng không biết chữ, nên phải nhờ các tiểu Thái giám khác đọc tấu chương giùm. (Ảnh minh họa).
Thái giám này là người cầm đầu "băng đảng hoạn quan" dưới thời Minh Hy Tông đã làm lũng đoạn triều chính, thâu tóm mọi quyền lực trong tay, đồng thời tiêu diệt tất cả những người không cùng phe cánh với mình một cách không khoan nhượng. Vương triều Minh dưới thời Hy Tông suy tàn một cách trầm trọng một phần lớn là do Ngụy Trung Hiền. (Ảnh minh họa).
Trong khi đó, vua Hy Tông chỉ biết suốt ngày chơi bời, không ham chính sự. Đặc biệt, ngay từ nhỏ, vua đã có thích thú với việc chạm khắc gỗ, nên mặc dù ở ngôi, Minh Hy Tông suốt ngày chỉ biết khắc chạm, vẽ lên gỗ, nghệ thuật điêu khắc gỗ của vua rất khéo và tinh xảo. Vị hoàng đế này đã xây dựng mô hình mẫu Cung Càn Thanh.(Ảnh minh họa).
Minh Hy Tông qua đời năm 1627 do lâm bệnh nặng, em út của ông lên nối ngôi. Đó là Hoàng đế Minh Tư Tông. (Ảnh chân dung của Minh Tư Thông).
Theo LD/Gia đình & Xã hội