Lạ lùng lính Đức quốc xã trở thành Anh hùng Liên Xô

Fritz Schmenkel là người lính đào tẩu khỏi lực lượng Wehrmacht của Đức quốc xã và quay sang làm việc cho Liên Xô. Ban đầu, Schmenkel bị hoài nghi về sự trung thành nhưng về sau đã lập được nhiều công lao nên được trao huân chương Lenin.

Trong Chiến tranh thế giới 2, một số lính Đức quốc xã đào tẩu khỏi lực lượng vì không muốn chiến đấu cho Hitler. Fritz Paul Schmenkel là một trong số đó.

Trong Chiến tranh thế giới 2, một số lính Đức quốc xã đào tẩu khỏi lực lượng vì không muốn chiến đấu cho Hitler. Fritz Paul Schmenkel là một trong số đó.

Sinh năm 1916 tại Varzovo gần thị trấn Stettin (nay là Szczecin), Đức, Schmenkel căm ghét đảng Quốc xã bởi cha của ông bị bắn chết trong một cuộc biểu tình năm 1923. Về sau, Schmenkel gia nhập Liên đoàn Cộng sản trẻ của Đức. Ông làm việc tại nhà máy gạch Varzovsky trước khi chuyển đến làm cho một nhà máy ở thành phố Bytom.

Sinh năm 1916 tại Varzovo gần thị trấn Stettin (nay là Szczecin), Đức, Schmenkel căm ghét đảng Quốc xã bởi cha của ông bị bắn chết trong một cuộc biểu tình năm 1923. Về sau, Schmenkel gia nhập Liên đoàn Cộng sản trẻ của Đức. Ông làm việc tại nhà máy gạch Varzovsky trước khi chuyển đến làm cho một nhà máy ở thành phố Bytom.

Đến tháng 12/1938, Schmenkel được huy động gia nhập lực lượng Wehrmacht của Đức quốc xã. Thế nhưng, ông trốn tránh nghĩa vụ quân sự vì lý do bệnh tật. Hậu quả là ông bị kết án tù và thi hành án tại nhà tù Torgau.

Đến tháng 12/1938, Schmenkel được huy động gia nhập lực lượng Wehrmacht của Đức quốc xã. Thế nhưng, ông trốn tránh nghĩa vụ quân sự vì lý do bệnh tật. Hậu quả là ông bị kết án tù và thi hành án tại nhà tù Torgau.

Tháng 10/1941, Schmenkel được thả tự do và được gửi đến Mặt trận phía Đông để cải tạo và huấn luyện chiến đấu. Tại đây, ông quyết định đào ngũ và lẩn trốn trong ngôi làng Kurganovo.

Tháng 10/1941, Schmenkel được thả tự do và được gửi đến Mặt trận phía Đông để cải tạo và huấn luyện chiến đấu. Tại đây, ông quyết định đào ngũ và lẩn trốn trong ngôi làng Kurganovo.

Thế nhưng, Schmenkel vẫn bị quân đội Đức quốc xã tìm ra và bắt về kết án tử hình vì tội đào ngũ. May mắn là binh sĩ Liên Xô cứu ông trước khi bị hành hình.

Thế nhưng, Schmenkel vẫn bị quân đội Đức quốc xã tìm ra và bắt về kết án tử hình vì tội đào ngũ. May mắn là binh sĩ Liên Xô cứu ông trước khi bị hành hình.

Theo đó, Schmenkel xin gia nhập Hồng quân Liên Xô và được chấp thuận. Dù biết rõ hồ sơ cá nhân, lịch sử gia đình nhưng Schmenkel không được quân đội Liên Xô tin tưởng hoàn toàn.

Theo đó, Schmenkel xin gia nhập Hồng quân Liên Xô và được chấp thuận. Dù biết rõ hồ sơ cá nhân, lịch sử gia đình nhưng Schmenkel không được quân đội Liên Xô tin tưởng hoàn toàn.

Vì vậy, quân đội Liên Xô ban đầu không phát cho Schmenkel bất cứ vũ khí nào ngoài chiếc ống nhòm. Binh sĩ cùng đơn vị được lệnh bắn chết ông nếu như ông có hành động bỏ trốn hay chống lại.

Vì vậy, quân đội Liên Xô ban đầu không phát cho Schmenkel bất cứ vũ khí nào ngoài chiếc ống nhòm. Binh sĩ cùng đơn vị được lệnh bắn chết ông nếu như ông có hành động bỏ trốn hay chống lại.

Đến một ngày, đơn vị của Schmenkel bị quân Đức quốc xã bao vây. Khi ấy, ông tìm được một khẩu súng và tiêu diệt được nhiều lính phát xít Đức. Sau sự việc này, ông dần được đồng đội tin tưởng.

Đến một ngày, đơn vị của Schmenkel bị quân Đức quốc xã bao vây. Khi ấy, ông tìm được một khẩu súng và tiêu diệt được nhiều lính phát xít Đức. Sau sự việc này, ông dần được đồng đội tin tưởng.

Kể từ đây, Schmenkel dạy cho đồng đội cách đối phó với súng máy MG-42 của quân Đức cũng như vạch ra nhiều kế hoạch tiêu diệt lính Đức ở mặt trận phía Đông. Cuối tháng 12/1943, trong khi thực hiện nhiệm vụ, Schmenkel bị bắt cùng với hai đồng đội của mình. Ông bị xử tử tại Minsk, Belarus.

Kể từ đây, Schmenkel dạy cho đồng đội cách đối phó với súng máy MG-42 của quân Đức cũng như vạch ra nhiều kế hoạch tiêu diệt lính Đức ở mặt trận phía Đông. Cuối tháng 12/1943, trong khi thực hiện nhiệm vụ, Schmenkel bị bắt cùng với hai đồng đội của mình. Ông bị xử tử tại Minsk, Belarus.

Trong suốt nhiều năm, tên tuổi của Schmenkel bị lãng quên. Phải đến năm 1961, cơ quan an ninh Liên Xô điều tra và phát hiện những thông tin về Schmenkel. 3 năm sau khi hoàn tất quá trình điều tra, ông được Liên Xô trao thưởng Huân chương Lenin và Anh hùng Liên Xô vì những cống hiến to lớn trong Thế chiến 2.

Trong suốt nhiều năm, tên tuổi của Schmenkel bị lãng quên. Phải đến năm 1961, cơ quan an ninh Liên Xô điều tra và phát hiện những thông tin về Schmenkel. 3 năm sau khi hoàn tất quá trình điều tra, ông được Liên Xô trao thưởng Huân chương Lenin và Anh hùng Liên Xô vì những cống hiến to lớn trong Thế chiến 2.

Mời quý độc giả xem video: Tiếp tục truy tìm tội phạm chiến tranh thời phát xít Đức (nguồn: VTC14).

Tâm Anh (theo warhistoryonline)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/la-lung-linh-duc-quoc-xa-tro-thanh-anh-hung-lien-xo-1272853.html