Lạ lùng nơi nông dân trồng lúa phải mua lúa về ăn!

Đó là xã Tân Thành thuộc H. Gò Công Đông (Tiền Giang), bị mặn xâm nhập khiến một nữa diện tích trồng lúa mất trắng, nữa diện tích trồng lúa còn lại thì đang… tới đâu hay tới đó vì nguồn nước cạn kiệt.

Bà Nguyễn Thị Đẹp, một nông dân có hơn 4 công ruộng (4.000m2) ở gần bờ bao ngăn mặn thuộc ấp Chợ, xã Tân Thành, mất trắng toàn bộ lúa chuẩn bị thu hoạch vì mặn xâm nhập. Chiều 13/3, bà Đẹp bấm bụng mua lúa để dành ăn qua ngày với giá 5.800đ/kg. "Từ hồi cha sinh mẹ đẻ tới giờ, lần đầu tiên nhà tui phải mua lúa ăn, thiên tai kỳ này khiến dân ở đây khổ quá" - bà Đẹp ta thán.

Bà Nguyễn Thị Đẹp, một nông dân có hơn 4 công ruộng (4.000m2) ở gần bờ bao ngăn mặn thuộc ấp Chợ, xã Tân Thành, mất trắng toàn bộ lúa chuẩn bị thu hoạch vì mặn xâm nhập. Chiều 13/3, bà Đẹp bấm bụng mua lúa để dành ăn qua ngày với giá 5.800đ/kg. "Từ hồi cha sinh mẹ đẻ tới giờ, lần đầu tiên nhà tui phải mua lúa ăn, thiên tai kỳ này khiến dân ở đây khổ quá" - bà Đẹp ta thán.

Con kênh dọc tuyến đường từ trung tâm H. Gò Công Đông đến xã Tân Thành đã cạn nước hơn 10 ngày qua. Đây là kênh cung cấp nước tưới tiêu và sinh hoạt cho hơn 1.500 hộ gia đình. Hơn 20 ngày trước nước mặn xâm nhập toàn bộ con kênh này nên chính quyền đấp đê tháo mặn, đồng thời bơm nước ngọt vào kênh để giúp bà con nông dân cứu lúa. Nay chẳng còn nước ngọt vì mặn đã xâm nhập toàn huyện Gò Công Đông.

Con kênh dọc tuyến đường từ trung tâm H. Gò Công Đông đến xã Tân Thành đã cạn nước hơn 10 ngày qua. Đây là kênh cung cấp nước tưới tiêu và sinh hoạt cho hơn 1.500 hộ gia đình. Hơn 20 ngày trước nước mặn xâm nhập toàn bộ con kênh này nên chính quyền đấp đê tháo mặn, đồng thời bơm nước ngọt vào kênh để giúp bà con nông dân cứu lúa. Nay chẳng còn nước ngọt vì mặn đã xâm nhập toàn huyện Gò Công Đông.

Thiếu nước ngọt tưới tiêu nên những cánh đồng còn lại ở xã Tân Thành đành tới đâu hay tới đó. Nông dân ở đây đang đắng lòng nhìn cây lúa trụ vào đất khô mà chín hạt. Câu chuyện đắng chát của những nông dân Tân Thành đang may mắn còn lúa nói với nhau là "nhớ dặn thợ chỉnh máy phóng lúa phải giảm quạt, bởi lúa lép nhiều quá".

Thiếu nước ngọt tưới tiêu nên những cánh đồng còn lại ở xã Tân Thành đành tới đâu hay tới đó. Nông dân ở đây đang đắng lòng nhìn cây lúa trụ vào đất khô mà chín hạt. Câu chuyện đắng chát của những nông dân Tân Thành đang may mắn còn lúa nói với nhau là "nhớ dặn thợ chỉnh máy phóng lúa phải giảm quạt, bởi lúa lép nhiều quá".

Ông Trần Văn Bảy, một nông dân ở xã Tân Thành, buộc phải gặt sớm để "vớt được bao nhiêu hay bấy nhiêu", như cách nói thiệt thà của nhà nông. Theo ông Bảy, mùa này ông chỉ thu được 1/3 so với các mùa trước. "Lúa này gặt sớm để dành nhà ăn, hổng có bán được" - ông Bảy than.

Ông Trần Văn Bảy, một nông dân ở xã Tân Thành, buộc phải gặt sớm để "vớt được bao nhiêu hay bấy nhiêu", như cách nói thiệt thà của nhà nông. Theo ông Bảy, mùa này ông chỉ thu được 1/3 so với các mùa trước. "Lúa này gặt sớm để dành nhà ăn, hổng có bán được" - ông Bảy than.

"Đồng Tân Thành đang vô mùa, nhưng là mùa gặt chạy mặn. Cảnh bán lúa như thế này mấy mùa trước ì xèo, nay hiếm lắm" - một nông dân nói.

"Đồng Tân Thành đang vô mùa, nhưng là mùa gặt chạy mặn. Cảnh bán lúa như thế này mấy mùa trước ì xèo, nay hiếm lắm" - một nông dân nói.

Nông dân Lê Văn Sơn ở ấp Láng, xã Tân Thành, một trong những hộ gia đình hiếm hoi còn nước tưới nhờ ao trữ nước sau vườn. "Chỉ dám trồng ngò rí chớ không dám trồng gì khác đâu, làm gì nhiều nước mà tưới" - ông Sơn cho hay.

Nông dân Lê Văn Sơn ở ấp Láng, xã Tân Thành, một trong những hộ gia đình hiếm hoi còn nước tưới nhờ ao trữ nước sau vườn. "Chỉ dám trồng ngò rí chớ không dám trồng gì khác đâu, làm gì nhiều nước mà tưới" - ông Sơn cho hay.

Ao trữ nước của gia đình ông Sơn. Đây là nguồn nước quý hiếm dùng sinh hoạt và tưới tiêu cho 4 hộ gia đình, ông Sơn và 3 người con đang ở xung quanh ao.

Ao trữ nước của gia đình ông Sơn. Đây là nguồn nước quý hiếm dùng sinh hoạt và tưới tiêu cho 4 hộ gia đình, ông Sơn và 3 người con đang ở xung quanh ao.

Ông Võ Đại Lang, trưởng trạm xử lý nước mặt cung cấp nước sinh hoạt cho gần 2.500 hộ ở xã Tân Thành, cùng với đồng nghiệp của mình đang vọ cùng lo lắng lắng vì ao trữ nước cho cả xã nay chỉ còn đủ cung cấp trong 3 ngày tới.

Ông Võ Đại Lang, trưởng trạm xử lý nước mặt cung cấp nước sinh hoạt cho gần 2.500 hộ ở xã Tân Thành, cùng với đồng nghiệp của mình đang vọ cùng lo lắng lắng vì ao trữ nước cho cả xã nay chỉ còn đủ cung cấp trong 3 ngày tới.

"Nguồn nước tại chỗ vừa thiếu vừa mặn, độ mặn đã cao gấp 3 lần quy chuẩn rồi, nên phải dùng nguồn nước thủy cục Tiền Giang pha vô. Mấy hôm trước bà con xài nước mặn chát, nay nhờ pha nước thủy cục nên cũng lờ lợ, xài tạm, nấu canh không cần nêm muối. Tình hình này mà còn kéo dài thì tụi tui không biết tính sau, vì nguồn nước thủy cục về tới đây yếu lắm" - trưởng trạm Võ Đại Lang cho biết.

"Nguồn nước tại chỗ vừa thiếu vừa mặn, độ mặn đã cao gấp 3 lần quy chuẩn rồi, nên phải dùng nguồn nước thủy cục Tiền Giang pha vô. Mấy hôm trước bà con xài nước mặn chát, nay nhờ pha nước thủy cục nên cũng lờ lợ, xài tạm, nấu canh không cần nêm muối. Tình hình này mà còn kéo dài thì tụi tui không biết tính sau, vì nguồn nước thủy cục về tới đây yếu lắm" - trưởng trạm Võ Đại Lang cho biết.

Đỗ Bá/Báo Gia đình & Xã hội

Nguồn GĐ&XH: http://giadinh.net.vn/xa-hoi/la-lung-noi-nong-dan-trong-lua-phai-mua-lua-ve-an-2016031514141783.htm