Lạ mắt với vườn cam được 'mắc màn' ở Nghệ An

Nhiều người không khỏi bất ngờ khi nhìn thấy vườn cam hơn 2 ha ở xã Xuân Thành, huyện Yên Thành (Nghệ An) được 'mắc màn'. Họ gọi vui là vườn cam 'mây' giữa núi đồi.

Vườn cam đó là của anh Nguyễn Cảnh Hiếu (SN 1980, trú xã Xuân Thành, huyện Yên Thành, Nghệ An). Anh là một trong số ít người mạnh dạn đầu tư hơn 100 triệu đồng để "mua màn" mắc cho toàn bộ hơn 4 ha cam với hơn 1.900 gốc ở xã Xuân Thành, huyện Yên Thành.

Nhiều người bất ngờ khi cả vườn cam được "mắc màn".

Nhiều người bất ngờ khi cả vườn cam được "mắc màn".

Lạ mắt với vườn cam được "mắc màn".

Anh Hiếu chia sẻ: "Đầu tư thêm một ít nhưng đổi lại tôi được rất nhiều. Việc "mắc màn" cho vườn cam giúp cho cam tránh được các loại côn trùng như bướm đen, ruồi vàng… Đây là loại côn trùng tàn phá cây cam rất lớn. Đồng thời, giảm hắn chi phí thuốc bảo vệ thực vật cũng như nâng cao năng suất, chất lượng cam".

Cam mới đầu mùa nhưng đã cho quả đều, mọng nước.

Cam mới đầu mùa nhưng đã cho quả đều, mọng nước.

Hơn 3 năm trước, anh Hiếu lên mạng tìm hiểu phương cách để nâng cao chất lượng cam thì thấy nhiều nơi áp dụng phương pháp này. "Tôi thấy hầu hết mọi người đều "mắc màn" cho từng cây một. Làm như thế rất tốn công và tôi nghĩ sao không "mắc màn" cho cả vườn" – anh Hiếu kể.

Anh Hiếu chỉnh sửa lại màn.

Anh Hiếu chỉnh sửa lại màn.

Nghĩ là làm, anh liền tìm hiểu chất liệu của "màn" và đã tìm ra lưới chắn côn trùng. Cái khó giờ là làm sao có được cái "màn" hàng ngàn m2 để mắc cho hơn 4 ha cam của mình. Khó cũng không làm thay đổi suy nghĩ của anh. Anh liền huy động anh em, bạn bè ngồi khâu lại hàng ngàn m2 lưới chắn côn trùng để làm màn.

Có màn rồi anh lại tìm cách "mắc màn" sao cho hiệu quả nhất. Anh kể: "Phải mất đến gần 1 tháng trời tôi cùng với mấy anh em mới mắc xong cái màn khổng lồ này. Và vui hơn nữa là trong năm đầu tiên "mắc màn" cây cam cho năng suất, chất lượng rất cao, quả ngọt và thơm".

Cam trĩu quả, khiến anh Hiếu phải gia cố thêm dây để tránh gãy cành.

Cam trĩu quả, khiến anh Hiếu phải gia cố thêm dây để tránh gãy cành.

Theo anh Hiếu, màn được mắc vào khoảng đầu tháng 7 âm lịch, đây là thời điểm quả cam bắt đầu có nước. Màn mắc đến hết tháng 1 âm. Sau khi thu hoạch xong, màn được cất gọn và vệ sinh sạch sẽ để sang năm lại dùng tiếp. Hiện, anh Hiếu đã dùng được màn này được 3 năm và chưa phải thay mới.

Anh Hiếu dán tem truy suất nguồn gốc cho lứa cam đầu mùa.

Anh Hiếu dán tem truy suất nguồn gốc cho lứa cam đầu mùa.

Với cách làm này, mỗi năm gia đình anh Hiếu thu hoạch hơn 60 tấn cam cho lợi nhuận khoảng gần 2 tỷ đồng. Đặc biệt, "mắc màn" cho cam ngoài cho năng suất, chất lượng quả tốt thì công chăm sóc cũng như chi phí thuốc bảo vệ thực vật giảm rõ rệt. Từ đó, giúp người dân tiết kiệm thêm một khoảng tiền khá lớn.

Y tế đảo Cô Tô, vượt khó cứu người bệnh nơi trùng khơi

V. Đồng

Nguồn SK&ĐS: https://suckhoedoisong.vn/la-mat-voi-vuon-cam-duoc-mac-man-o-nghe-an-169230919235703701.htm