Lai Châu phát triển du lịch cộng đồng

Tỉnh Lai Châu ban hành nhiều chính sách đầu tư phát huy tiềm năng du lịch cộng đồng. Sau gần ba năm triển khai Đề án 316 về 'Phát triển du lịch Lai Châu giai đoạn 2016 - 2020', tỉnh đã ưu tiên đầu tư phát triển du lịch cộng đồng, góp phần phát triển kinh tế - xã hội và tạo việc làm, xóa đói, giảm nghèo cho đồng bào dân tộc trên địa bàn.

Du khách tham quan điểm du lịch cộng đồng bản Sì Thâu Chải, xã Hồ Thầu, huyện Tam Đường (Lai Châu). Ảnh: UYÊN LINH

Du khách tham quan điểm du lịch cộng đồng bản Sì Thâu Chải, xã Hồ Thầu, huyện Tam Đường (Lai Châu). Ảnh: UYÊN LINH

Hiện, tỉnh khai thác có hiệu quả một số sản phẩm du lịch cộng đồng tại: bản Sin Suối Hồ, bản Vàng Pheo ở huyện Phong Thổ; bản Hon, Sì Thâu Chải, Lao Chải 1, Nà Khương ở huyện Tam Đường… Tỉnh chỉ đạo các địa phương đẩy mạnh tuyên truyền chủ trương của Trung ương, của tỉnh về phát triển du lịch; đặc biệt là nâng cao ý thức của người dân trong việc giữ gìn môi trường, bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống, cảnh quan thiên nhiên tại các điểm du lịch. Nhiều lớp tập huấn được mở nhằm bồi dưỡng kỹ năng về du lịch, trang bị những kiến thức cơ bản về làm du lịch cho bà con hướng đến phục vụ khách du lịch chuyên nghiệp. Toàn tỉnh hiện có 11 điểm du lịch cộng đồng với 30 hộ kinh doanh dịch vụ homestay đáp ứng nhu cầu khách tham quan; hỗ trợ để giới thiệu tiềm năng, lợi thế và các thông tin liên quan đến các điểm du lịch cộng đồng trên website, mạng xã hội; xuất bản các loại tờ rơi, tập gấp, cẩm nang, bản đồ du lịch; giới thiệu, quảng bá du lịch tại các hội chợ hằng năm, sự kiện ở các tỉnh với sự tham gia trực tiếp tại các điểm du lịch cộng đồng. Từ năm 2017 đến hết năm 2019, tổng lượng khách đến tỉnh đạt 350 nghìn lượt với thời gian lưu trú khách du lịch quốc tế 1,6 ngày, khách du lịch trong nước 1,75 ngày; doanh thu đạt 450 tỷ đồng.

Tỉnh tiếp tục chỉ đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp các cấp, ngành, địa phương định hướng, quy hoạch các khu, điểm du lịch của tỉnh Lai Châu phát triển theo hướng bền vững với điểm nhấn là du lịch cộng đồng; lựa chọn địa phương có tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng, không làm đại trà; đề xuất xây dựng chính sách khuyến khích hỗ trợ phát triển du lịch địa phương. Trong đó, tỉnh hỗ trợ bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống, mua sắm trang thiết bị, xây dựng công trình, sản xuất sản phẩm thủ công truyền thống...

Nhằm tăng cường vai trò, vị trí của nữ trí thức, năm 2020, thành phố Cần Thơ tập trung thực hiện các chính sách về giới, các giải pháp tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cá nhân, cộng đồng về vai trò, vị thế của nữ trí thức trong phát triển kinh tế - xã hội; nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền, các tổ chức chính trị, xã hội về vị trí, vai trò của đội ngũ trí thức nói chung, nữ trí thức nói riêng.

Thành phố tạo điều kiện để nữ trí thức thành phố giảm gánh nặng gia đình, giảm việc nhà, dành thời gian cho công việc chuyên môn thông qua việc phát triển hệ thống dịch vụ gia đình (người giúp việc, nhà trẻ, mẫu giáo, cơ sở y tế thuận tiện...). Mặt khác, các ban, ngành của thành phố thực hiện tốt Luật Bình đẳng giới, tạo ra dư luận xã hội rộng rãi ủng hộ những tấm gương “giỏi việc nước, đảm việc nhà” đối với cả nam giới và nữ giới nhằm khắc phục, tiến tới xóa bỏ định kiến giới cho rằng, công việc gia đình là của phụ nữ còn nghiên cứu khoa học, lãnh đạo... là lĩnh vực dành riêng cho nam giới. Hội LHPN thành phố tập trung tuyên truyền nhấn mạnh vai trò, trách nhiệm bình đẳng giữa nam giới và nữ giới trong gia đình cũng như trong sự nghiệp, góp phần đưa bình đẳng giới trở thành động lực để phát triển thành phố theo hướng công bằng, dân chủ, văn minh. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thành phố tham mưu xây dựng chính sách sử dụng, đãi ngộ đội ngũ nữ trí thức phù hợp, theo hướng được tin cậy, sử dụng đúng người, đúng việc; được tôn vinh và bảo đảm môi trường, điều kiện cho lao động sáng tạo...

Nguồn Nhân Dân: http://nhandan.com.vn/xahoi/tin-tuc/item/43350702-lai-chau-phat-trien-du-lich-cong-dong.html