Lãi suất huy động kỳ hạn 24 tháng ngân hàng nào cao nhất tháng 4/2024?
Trong tháng đầu tiên của quý 2/2024, lãi suất huy động kỳ hạn 24 tháng ghi nhận có sự thay đổi ở hầu hết các ngân hàng thương mại, chủ yếu theo xu hướng giảm lãi suất...
Cập nhật biểu lãi suất tại 28 ngân hàng thương mại trong nước cho thấy, lãi suất huy động kỳ hạn 24 tháng đang được niêm yết trong khoảng từ 3,9%/năm đến 5,8%/năm. Hầu hết, các ngân hàng tiếp tục thực hiện điều chỉnh giảm lãi suất trong tháng 4 này.
Cụ thể, mức lãi suất tiết kiệm cao nhất ghi nhận được ở kỳ hạn này là 5,8%/năm đang được triển khai tại ngân hàng OCB đối với cả hình thức gửi tiền trực tuyến và trực tiếp.
Tương tự, ngân hàng VietBank cũng ấn định mức lãi suất 5,8%/năm cho kỳ hạn 12 tháng đối với hình thức gửi tiền online. Đối với hình thức gửi tiền tại quầy, ngân hàng này ấn định mức lãi suất thấp hơn 0,1 điểm phần trăm, về mức 5,7%/năm.
Theo sau đó, mức lãi suất huy động cao thứ hai ở kỳ hạn 2 năm là 5,7%/năm ghi nhận được tại ngân hàng Saigonbank. Thấp hơn một chút là mức lãi suất tiết kiệm 5,6%/năm, áp dụng cho các khoản tiền gửi tại ngân hàng MBBank.
Cùng kỳ hạn gửi tiền, ngân hàng NCB đang huy động lãi suất về mức 5,5%/năm đối với hình thức tiết kiệm An Phú. Nếu khách hàng gửi tiền tại quầy, mức lãi suất được ấn định là 5,5%/năm. Song song với đó, ngân hàng HDBank và SHB huy động lãi suất ở kỳ hạn 24 tháng ở mức 5,4%/năm
Đối với các mức lãi suất từ 5%/năm đến 5,3%/năm, khách hàng có thể tham khảo gửi tiết kiệm tại các ngân hàng thương mại khác như: BVBank (5,3%/năm); Viet A Bank (5,2%/năm); KienlongBank, Eximbank, Oceanbank và Bac A Bank (5,1%/năm); VIB và Dong A Bank (5%/năm)…
Trong tháng này, các khoản tiền gửi có kỳ hạn 24 sẽ được ngân hàng VPBank chia thành 5 hạn mức tiền gửi: Tiền gửi dưới 1 tỷ đồng được niêm yết lãi suất ở mức 4,9%/năm; từ 1 tỷ đồng đến dưới 3 tỷ đồng và từ 3 tỷ đồng đến dưới 10 tỷ đồng vẫn là 4,9%/năm, từ 10 tỷ đồng đến dưới 50 tỷ đồng là 5%/năm và từ 50 tỷ đồng trở lên vẫn là 5,1%/năm.
Đối với hình thức gửi tiền tại quầy, khách hàng của VPBank sẽ được huy động mức lãi suất thấp hơn 0,1 điểm phần trăm so với mức lãi suất tương ứng trên biểu lãi suất huy động online.
Thậm chí trong tháng này, một số ngân hàng thương mại đã đưa lãi suất huy động xuống dưới mức 5%/năm đối với kỳ hạn 2 năm. Điển hình như ngân hàng Sacombank và PVcomBank huy động lãi suất ở mức 4,8%/năm; mức 4,6%/năm đang được triển khai tại các ngân hàng SeABank, ngân hàng MSB triển khai lãi suất cho kỳ hạn 12 tháng là 4%/năm…
Cùng với đó, ngân hàng Techcombank tiếp tục điều chỉnh giảm lãi suất huy động ở kỳ hạn 24 tháng. Khảo sát biểu lãi suất tiết kiệm thường cho thấy, ngân hàng này giảm 0,1 điểm phần trăm ở kỳ hạn hai năm, hiện đang áp dụng mức lãi suất là 4,3%/năm dành cho khách hàng thường và hội viên Inspire. Nhóm khách hàng Priority và Private sẽ được hưởng lãi suất cao hơn một chút, lần lượt là 4,35%/năm và 4,4%/năm.
Theo ghi nhận, ABBank và SCB là 2 ngân hàng có lãi suất tiền gửi kỳ hạn 24 tháng thấp nhất trong số 28 ngân hàng thương mại được khảo sát, hiện đang ở mức 3,9%/năm.
Đối với nhóm 4 “ông lớn”, ngân hàng VietinBank huy động lãi suất ngân hàng kỳ hạn 24 tháng ở mức 4,8%/năm. Đáng chú ý, 3 ngân hàng Vietcombank, BIDV và Agribank lại điều chỉnh giảm lãi suất xuống còn 4,7%/năm, thấp nhất trong nhóm Big 4.
Theo ông Lê Quang Trung, Giám đốc khối Nguồn vốn và Ngoại hối ngân hàng VIB cho biết, lãi suất đang ở mức đáy. Theo dự đoán của ông Trung, từ giờ đến cuối năm, lãi suất liên ngân hàng khoảng 2,5 - 3%, lãi suất cho vay ngắn hạn khoảng 5 - 7%/năm. Vị chuyên gia này nhận định mức lãi suất không thể giảm sâu bởi tín dụng đã quay trở lại.
Các ngân hàng đã điều chỉnh lãi suất huy động để phù hợp với lợi ích của người gửi tiết kiệm. Bên cạnh đó, nhiều nhà đầu tư kỳ vọng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ cắt giảm lãi suất 3 lần trong năm nay và do đó, tỷ giá VND/USD sẽ mất giá khoảng 3%.
Nếu lãi suất Việt Nam càng giảm sâu, thì áp lực nặng lên tỷ giá, do đó đây đã là đáy của lãi suất.
Trong báo cáo mới đây, các chuyên gia MBS dự báo lãi suất đầu vào có khả năng tạo đáy trong quý 1/2024. Tuy nhiên, lãi suất huy động kỳ hạn 12 tháng của các ngân hàng thương mại lớn sẽ có thể nhích thêm 25 - 50 điểm cơ bản, quay về mức 5,25% - 5,5% trong năm 2024.
TS. Nguyễn Trí Hiếu, Chuyên gia tài chính ngân hàng có góc nhìn dài hạn hơn, dù hiện tại lãi suất huy động đang tiếp tục giảm, nhưng trong nửa sau năm 2024, khi nền kinh tế hoạt động hiệu quả hơn, có thể nhu cầu vay sẽ tăng lên, từ đó các ngân hàng phải tăng lãi suất huy động để huy động vốn và lãi suất cho vay có thể tăng trở lại.