Làm gì khi con không đạt chiều cao chuẩn?
'Con trai tôi năm nay 13 tuổi, chiều cao hiện tại của cháu là 154cm, chưa đạt chiều cao chuẩn và thấp hơn các bạn cùng lớp rất nhiều. Trong vài tháng nay chiều cao của cháu không có bất kỳ sự thay đổi nào khiến tôi rất lo lắng' - Chị Ngọc Q (Quận Bình Thạnh, TP. HCM) chia sẻ. Tâm sự của chị Q cũng là nỗi lòng của nhiều cha mẹ khác trong suốt chặng đường nuôi con cao lớn. Vậy đâu là cách để cha mẹ giúp con phát triển chiều cao, sớm bắt kịp bạn bè đồng trang lứa?
Chiều cao của con tăng trưởng nhanh hay chậm phụ thuộc vào các yếu tố: Di truyền, chế độ ăn uống, thói quen sinh hoạt. Muốn con cao đạt chuẩn, cha mẹ cần chú ý đến các yếu tố quan trọng sau:
Thăm khám sức khỏe định kỳ
Định kỳ 3 tháng, cha mẹ nên đưa trẻ đến các trung tâm y tế để khám tổng quát, kiểm tra chiều cao cân nặng chuẩn, đánh giá lại quá trình phát triển thể chất. Các chuyên gia sẽ tư vấn, giới thiệu thực đơn dinh dưỡng, cách thức vận động, điều kiện nghỉ ngơi phù hợp giúp con sở hữu tầm vóc vượt trội khi trưởng thành.
Chú ý đến cân nặng của con
Béo phì hoặc suy dinh dưỡng đều là tác nhân cản trở sự tăng trưởng chiều cao của con. Những trẻ bị béo phì có mức hormone tăng trưởng và IGF-1 - một loại protein liên quan đến tăng trưởng thấp hơn trẻ có cân nặng bình thường. Trẻ suy dinh dưỡng do chế độ ăn uống thiếu chất hoặc mắc chứng kém hấp thu, hệ xương không nhận đủ vi khoáng thiết yếu để tạo xương mới gây thấp bé. Do đó, chú ý đến trọng lượng của con và có phương án kiểm soát trọng lượng nằm ở ngưỡng chuẩn tạo điều kiện lý tưởng để chiều cao phát triển tốt.
Kiểm soát lượng đường nạp vào cơ thể
Ăn nhiều đường làm tăng mức insulin trong cơ thể. Mức insulin cao có thể làm suy giảm khả năng sản xuất hormone tăng trưởng. Cùng với đó, lượng đường cao còn dẫn đến tăng cân và béo phì, trẻ đối mặt với nguy cơ dậy thì sớm. Cha mẹ nên cắt giảm lượng đường trong khẩu phần ăn hằng ngày của con bằng cách: lựa chọn sữa và nước ép không đường hoặc ít đường, hạn chế ăn bánh kẹo và các loại nước ngọt đóng chai.
Không ăn nhiều trước khi ngủ
Sau khi ăn, chỉ số đường huyết cao hơn bình thường. Nếu trẻ ăn nhiều trước khi ngủ khiến đường huyết tăng cao sẽ cản trở hoạt động sản sinh hormone tăng trưởng tại tuyến yên. Đường huyết giảm dần sau bữa ăn 2 tiếng. Do đó, bữa ăn cuối cùng trong ngày của trẻ nên kết thúc trước khi ngủ 2 tiếng để trẻ vừa ngủ ngon giấc vừa nhận được lượng hormone tăng trưởng cao.
Tập luyện thể thao
Vận động ở cường độ cao là một cách kích thích sản sinh hormone tăng trưởng hiệu quả đồng thời tạo ra tác động lực và cơ đến hệ xương, thúc đẩy phát triển chiều cao. Hầu hết các môn thể thao đều có lợi cho hoạt động sản xuất hormone tăng trưởng của tuyến yên. Cha mẹ có thể lựa chọn cho trẻ những bộ môn bật nhảy hoặc kéo căng cơ thể như: Bóng chuyền, bóng rổ, bơi lội, cầu lông, xà đơn, yoga… Tần suất tập luyện cần duy trì khoảng 45-60 phút/ngày.
Sử dụng sản phẩm hỗ trợ tăng chiều cao
Cuộc sống hiện đại bận rộn khiến cha mẹ không có thời gian tập trung chăm sóc bữa ăn cho con. Cách chế biến, bảo quản thực phẩm không chính xác làm hao hụt dưỡng chất hoặc hội chứng kém hấp thu khiến cơ thể không thể nhận đủ dinh dưỡng. Tất cả trở thành nguyên nhân dẫn đến hiện tượng trẻ không đạt chiều cao chuẩn, thấp bé hơn bạn bè dù bữa ăn vẫn được cung cấp đầy đủ.
Sử dụng thực phẩm hỗ trợ để bổ sung dinh dưỡng là lựa chọn của nhiều cha mẹ hiện nay để cải thiện tình trạng này. Tại các nước phát triển, nhiều phụ huynh cho con sử dụng sản phẩm hỗ trợ ngay từ giai đoạn 5 tuổi đến hết dậy thì để thúc đẩy chiều cao phát triển vượt trội.
Để trẻ có được những cải thiện tích cực về thể chất và bắt kịp chiều cao chuẩn, đừng quên kết hợp các phương án bổ sung với chế độ dinh dưỡng đầy đủ, tăng cường vận động và chăm sóc giấc ngủ. Bên cạnh đó, cha mẹ hãy thường xuyên theo dõi các chỉ số thể trạng của con và cập nhật kiến thức nuôi con khoa học từ các nguồn uy tín nhé!
Nguồn SK&ĐS: https://suckhoedoisong.vn/lam-gi-khi-con-khong-dat-chieu-cao-chuan-n186609.html