Làm mẹ ở tuổi 42 sau hành trình 2 thập kỷ chữa hiếm muộn

Hơn 20 năm chữa vô sinh, 7 lần kích trứng, từng mất hết hy vọng khi 2 bệnh viện khuyên đi xin noãn, cuối cùng chị Vũ Thị Hương đã được làm mẹ sau lần chuyển phôi đầu tiên tại IVF Tâm Anh.

Gian nan 21 năm để được làm mẹ

Kết hôn với anh Đỗ Văn Đạt (ở Hải Dương) từ năm 1999, đến tận tháng 9/2021, nghĩa là 22 năm sau ngày cưới, chị Hương mới được làm mẹ. Bé Đỗ Hùng Dũng - tên thân mật là Tôm - chào đời khỏe mạnh trong niềm hạnh phúc vô giá của bố mẹ và họ hàng nội ngoại. Hành trình tìm con quá nhiều thăng trầm khiến chị Hương già trước tuổi. Đến mức nhìn hai mẹ con bồng bế nhau, có người tưởng chị đang bế cháu.

Chị Hương hiếm muộn do tắc một bên vòi trứng, chồng tinh trùng yếu, mang gen thalassemia (bệnh tan máu bẩm sinh). Không có điều kiện về kinh tế, nên vợ chồng chị đến bệnh viện để bơm tinh trùng vào buồng tử cung (IUI), nhưng 5 lần không có thai.

Tích góp tiền bạc một thời gian, năm 2008, vợ chồng chị làm thụ tinh trong ống nghiệm (IVF). Chu kỳ kích trứng đầu tiên, chị được 4 noãn, tạo được một phôi duy nhất, và tiếp tục thất bại sau khi chuyển phôi tươi.

Nghe theo lời khuyên của bạn bè, năm 2015, anh chị gom tiền Nam tiến "tìm con". Anh chị tìm phòng khám nổi tiếng ở TP. HCM nơi có vị chuyên gia đầu ngành về hiếm muộn, chị nhận được lời khuyên nên xin noãn từ bác sĩ do trứng chậm phát triển.

Hết hy vọng, chị quyết định xin một đứa con về nuôi. Những ngày đầu làm mẹ, anh chị lúng túng thay tã, cho con ăn, ru con ngủ. Từ không có kinh nghiệm, bằng tình yêu thương con, những vất vả ban đầu rồi cũng trôi qua. Trong nhà có tiếng nói cười con trẻ, anh chị phần nào thoải mái tư tưởng.

Năm 2020, vợ chồng chị Hương một lần nữa đi Hà Nội, đến bệnh viện lớn chuyên điều trị hiếm muộn tìm vị bác sĩ nổi tiếng là "mát tay". Nhưng lúc này dự trữ buồng trứng của chị Hương đã giảm chỉ còn 0,6. Khả năng thành công là rất thấp khi làm thụ tinh trong ống nghiệm nên vị bác sĩ lại khuyên chị nên xin trứng.

Độ tuổi 35 trở lên, dự trữ buồng trứng của người phụ nữ suy giảm cả về số lượng và chất lượng. Với phụ nữ 41 tuổi như chị Hương, tỷ lệ mang thai thành công từ việc sử dụng chính tế bào trứng của chính mình rất khó khăn, tiên lượng chỉ khoảng 15%.

Với tỷ lệ ít ỏi đó, khi đến IVF Tâm Anh, các bác sĩ ở đây đã làm nên điều kỳ diệu.

Cậu con trai Đỗ Hùng Dũng của chị Hương, anh Đạt. Ảnh: NVCC

Cậu con trai Đỗ Hùng Dũng của chị Hương, anh Đạt. Ảnh: NVCC

Theo PGS.TS.BS Lê Hoàng - Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ sinh sản BVĐK Tâm Anh Hà Nội, hiện chưa có phương pháp điều trị để cải thiện dự trữ buồng trứng. Tuy nhiên, phác đồ kích thích buồng trứng nhẹ (Mild Stimulation) đang được IVFTA triển khai vừa hiệu quả, lại tiết kiệm chi phí, thân thiện với người bệnh, ít tác động xấu đến cơ thể người phụ nữ vốn có nhiều nguy cơ sức khỏe khi dự trữ buồng trứng thấp. Các phương pháp bổ trợ như theo dõi liên tục sự phát triển của phôi kết hợp với đánh giá bằng trí tuệ nhân tạo Timelapse +EEVA, PRP hay ERA test để xác định thời điểm vàng của cửa sổ làm tổ của phôi cũng là những cánh tay đắc lực trong những trường hợp khó như gia đình chị Hương.

Sau 2 chu kỳ liên tiếp phải hủy vì tình trạng bệnh lý phụ khoa, trào ngược dạ dày, ho không ngớt, kèm thoái hóa đốt sống lưng, chị Hương cũng được chuyển 2 phôi ngày 3. 14 ngày sau chuyển phôi, kết quả siêu âm thấy một túi thai đã có noãn hoàng, báo hiệu đã chị có thai.

Sau 38 tuần thai kỳ, con trai chị Hương chào đời với cân nặng 3,2 ký, kháu khỉnh, khỏe mạnh. Cuối cùng, sau 21 năm mang điều tiếng "cây khô không lộc", "cá rô đực", chị Hương mới được tận hưởng niềm hạnh phúc có con do chính mình sinh ra, dù đã bước sang tuổi 42.

Kỹ thuật hiện đại nhất được ứng dụng trong điều trị hiếm muộn

Theo bác sĩ Lê Hoàng, tại IVFTA, có tới gần 70% bệnh nhân hiếm muộn trên 35 tuổi, dự trữ buồng trứng suy giảm cả số lượng và chất lượng. 30% trong số đó được chẩn đoán thất bại làm tổ nhiều lần, nghĩa là chuyển phôi từ 3 lần trở lên nhưng chưa thành công. Tuy nhiên, tỷ lệ có thai ở nhóm bệnh nhân trên 35 tuổi tại IVFTA là 62%, tương đương với tỷ lệ thành công 64% ở nhóm bệnh nhân dưới 35 tuổi vốn có tiên lượng tốt trong điều trị.

Phác đồ cá thể hóa cùng trang thiết bị hiện đại, đội ngũ chuyên gia làm chủ công nghệ, nên việc điều trị vô sinh không còn vô vọng, ngay cả với những bệnh nhân vô sinh lâu năm, thất bại chuyển phôi nhiều lần, có chỉ định xin trứng, xin tinh trùng...

"Tại IVF Tâm Anh, chúng tôi có đầy đủ các phương tiện để làm tăng tỷ lệ thành công và giảm nguy cơ biến chứng cho bệnh nhân, suốt từ thời điểm thăm khám cho đến khi sinh con", bác sĩ Lê Hoàng nói.

Bác sĩ Lê Hoàng bế "em bé Tâm Anh" - trái ngọt của một cặp vợ chồng hiếm muộn tại IVF Tâm Anh. Ảnh: NVCC

Bác sĩ Lê Hoàng bế "em bé Tâm Anh" - trái ngọt của một cặp vợ chồng hiếm muộn tại IVF Tâm Anh. Ảnh: NVCC

Với mục tiêu nâng cao tỷ lệ IVF thành công, những công nghệ mới nhất trong lĩnh vực hỗ trợ sinh sản, như kỹ thuật trưởng thành trứng non (IVM), trữ trứng và tinh trùng số lượng ít, sàng lọc di truyền tiền làm tổ (PGS), chẩn đoán di truyền tiền làm tổ (PGD) phôi ngày 5, xét nghiệm sinh thiết tử cung Era test xác định chính xác ngày chuyển phôi, điều trị dự phòng viêm niêm mạc tử cung... đều được bác sĩ Lê Hoàng và đội ngũ chuyên gia nghiên cứu và đầu tư ứng dụng, nâng cao tỷ lệ IVF thành công.

Điều này được minh chứng khi IVF Tâm Anh là đơn vị có tỷ lệ IVF thành công cao nhất Việt Nam là 64,5%, cao hơn mức tỷ lệ thành công trung bình của thế giới là 50%.

IVF Tâm Anh cũng trở thành Hệ thống trung tâm Hỗ trợ sinh sản đầu tiên tại Việt Nam đạt 100% chứng chỉ RTAC. Trong đó IVF Tâm Anh Hà Nội là đơn vị đầu tiên ở khu vực phía Bắc đạt chứng nhận RTAC, đồng thời là đơn vị triển khai nhiều kỹ thuật hỗ trợ sinh sản đạt tiêu chuẩn RTAC nhất tại Việt Nam với hầu hết các kỹ thuật cao cấp đang được áp dụng trên thế giới. IVF Tâm Anh TP. HCM chỉ sau hơn một năm thành lập cũng trở thành trung tâm IVF toàn cầu khi đạt được chứng nhận RTAC cho những kỹ thuật hiện đại và thiết yếu trong lĩnh vực điều trị vô sinh hiếm muộn.

RTAC là bộ tiêu chuẩn quốc tế về chất lượng được giám định độc lập, khách quan. RTAC đánh giá lại theo định kỳ tất cả các tiêu chí, khiến chất lượng dịch vụ của các đơn vị HTSS ngày càng cải thiện và ổn định hơn. Chứng nhận RTAC, hơn thế nữa, khẳng định ngành hiếm muộn Việt Nam đã đạt được đẳng cấp quốc tế, sánh vai cùng các đơn vị hỗ trợ sinh sản lớn trên thế giới.

Hơn một triệu cặp vợ chồng hiếm muộn ở Việt Nam có cơ hội được sử dụng những dịch vụ chất lượng cao theo tiêu chuẩn quốc tế với chi phí hợp lý và hiệu quả tối ưu.

Hệ thống Trung tâm Hỗ trợ sinh sản IVF Tâm Anh nhận chứng nhận RTAC ngày 02/09/2022. Ảnh: BVĐK Tâm Anh

Hệ thống Trung tâm Hỗ trợ sinh sản IVF Tâm Anh nhận chứng nhận RTAC ngày 02/09/2022. Ảnh: BVĐK Tâm Anh

"Chúng tôi nỗ lực để chăm sóc toàn diện cho bệnh nhân. Đó cũng là mục tiêu của chúng tôi: không chỉ là giúp các cặp vợ chồng vô sinh hiếm muộn thỏa nguyện ước mơ làm cha làm mẹ mà còn giúp họ nâng cao chất lượng cuộc sống", bác sĩ Lê Hoàng nói.

Từ 6/9/2022 - 13/9/2022, Hệ thống BVĐK Tâm Anh tổ chức chương trình Tuần tư vấn Vô sinh không vô vọng, với sự tham gia của PGS.TS.BS Lê Hoàng - Giám đốc Trung tâm IVFTA Hà Nội, ThS.BS Giang Huỳnh Như - Giám đốc Trung tâm IVFTA-HCM cùng đội ngũ cộng sự giỏi trong điều trị vô sinh hiếm muộn.

Gửi câu hỏi tại đây để được các chuyên gia giải đáp chi tiết trong chương trình.

Nguồn: BVĐK Tâm Anh

Tuệ Diễm

Nguồn Phụ Nữ VN: https://phunuvietnam.vn/lam-me-o-tuoi-42-sau-hanh-trinh-2-thap-ky-chua-hiem-muon-20220912111336413.htm