Làm nghề cần có một cái tâm

Đó là tâm sự của lương y Phạm Văn Hoán (Chủ tịch Hội Đông y thành phố Tam Điệp, Giám đốc Công ty TNHH Phampharco) khi nói về hành trình hơn 20 năm chữa bệnh cứu người của mình. Không được đào tạo bài bản tại trường Đại học nhưng với tâm niệm luôn đặt sức khỏe của người bệnh lên trên hết, không ngừng học hỏi, tích lũy kinh nghiệm trong điều trị, bao năm qua lương y Phạm Văn Hoán đã kế thừa và phát triển những bài thuốc gia truyền của gia đình để làm dịu nỗi đau của những bệnh nhân tìm đến cơ sở điều trị của mình.

Lương y Phạm Văn Hoán hướng dẫn nhân viên vận hành dây chuyền sản xuất mới tại xưởng sản xuất của Công ty.

“Hữu xạ tựnhiên hương”

Sinh ra vàlớn lên trong gia đình làm thuốc nam để chữa bệnh, từ nhỏ lương y Phạm Văn Hoánđã được bố mẹ cho làm quen với các loại thảo dược xung quanh. Từng vị thuốc,từng loại cây cỏ hàng ngày với những công dụng riêng ông đều được bố mẹ truyềnlại nhưng ông thấy vẫn chưa đủ để có thể chữa bệnh.

Ông đã bỏ nhiều thời gianđể lên những vùng cao, vùng đồng bào dân tộc để tìm hiểu thêm về tác dụng chưãbệnh của những loại cây, cơ chế khi phối hợp những cây thuốc với nhau, tác dụngphụ của chúng ra sao…để có thêm những tích lũy.

Ông cười tâm sự với chúng tôi: “Đinhiều đến nỗi khi chân mỏi rồi mới là lúc những bài thuốc gia truyền được hoànthiện và được nhiều người bệnh ghi nhận. Niềm vui nhất của một lương y như tôilà khi mỗi bệnh nhân đến với nhà thuốc của mình ra về trong niềm vui khỏi bệnh.

Nhiều khi bệnh nhân không có tiền, đến cảm ơn bằng củ khoai, con gà nhưng tôithấy rất vui vì mang lại niềm vui cho người khác và công sức tìm tòi, học hỏibao năm của mình không uổng phí mà đã phát huy được trong thực tiễn. Với tôi,mỗi một ca bệnh là một trải nghiệm, một tích lũy để nâng cao trình độ, hoànthiện các bài thuốc”.

Dù khôngđược đào tạo bài bản nhưng những bài thuốc gia truyền của lương y Phạm Văn Hoánđã phát huy tác dụng tích cực trong thực tế, đem lại niềm vui cho nhiều bệnhnhân bị các bệnh về xương khớp, phụ khoa trên địa bàn thành phố Tam Điệp, huyệnYên Khánh (quê hương ông) và rất nhiều bệnh nhân khác trong và ngoài tỉnh.Tiếng lành đồn xa, người bệnh tìm đến với ông, được chữa trị tận tình, nhiều trườnghợp ông không lấy tiền vì hoàn cảnh bệnh nhân khó khăn.

Chúng tôigặp anh Nguyễn Anh Tuấn (phường Tây Sơn, thành phố Tam Điệp) khi anh chuẩn bịbước lên xe bắt đầu chặng hành trình đi Quảng Ninh. Anh chia sẻ nhanh về câuchuyện của mình: “Tôi biết ơn bác Hoán lắm vì cách đây hơn 1 năm tôi tưởngkhông bao giờ có thể đi lại, sinh hoạt bình thường chứ đừng nói là tiếp tụccông việc lái xe đường dài. Lúc đó tôi bị tai nạn giao thông, sau khi mổ thìkhó khăn trong đi lại, đau đớn kéo dài. Tôi cũng đã tìm đến nhiều bệnh viện,nhiều cơ sở y tế để điều trị nhưng bệnh vẫn không giảm.

Được người giới thiêụđến cơ sở của Lương y Phạm Văn Hoán, tôi đã kết hợp vật lý trị liệu và bàithuốc gia truyền, sau hơn 1 tháng, bệnh có chuyển biến rõ rệt. Kiên trì điêùtrị nửa năm, tôi đã có thể tự tin cầm vô lăng với những chuyến đi dài mà bệnhkhông bị tái phát. Nhiều người trên địa bàn đã tìm đến với lương y Phạm VănHoán để điều trị như tôi và đều thấy hiệu quả rõ nét. Ông như “khắc tinh” củanhững người bị bệnh xương khớp vậy”…

Tiếng lànhđồn xa, hữu xạ tự nhiên hương, không cần quảng cáo nhưng người dân tìm đếnlương y Phạm Văn Hoán để điều trị ngày một nhiều và đều chung nhận xét đó làmột người lương y có tâm, bộc trực, thẳng thắn và vui tính.

Nuôi ước mơdài

Chúng tôi gặplương y Phạm Văn Hoán trong một ngày đầu đông nhưng tiếng cười của ông dườngnhư xua tan cái lạnh của vùng núi Tam Điệp. Ông chia sẻ không nhiều về bảnthân, chỉ muốn “khoe” doanh nghiệp mới thành lập đứng tên ông.

Ông bảo: “Tôisinh năm 1954, đến tuổi này rồi thì không muốn làm giám đốc hay lãnh đạo gìnữa, chỉ muốn yên vui nhưng tôi lại mâu thuẫn với chính mình khi không muốnnhững bài thuốc mà mình đã dồn bao tâm huyết, mất cả thời trẻ để nghiên cứu bịmất đi nên mới nuôi ước mơ muốn chúng tồn tại mãi. Để làm được điều đó cần mộtchiến lược dài hơi.

Và rồi tôi đã quyết định chọn con đường khó hơn là pháttriển những bài thuốc gia truyền lên một tâm cao mới”…. Rồi ông dẫn chúng tôiđi tham quan cơ sở sản xuất của ông tại xã Đông Sơn (thành phố Tam Điệp) vơínhững dây chuyền máy móc khá bài bản, quy củ mà tôi không nghĩ một vị lương ycó thể làm được điều đó.

Dây chuyền sản xuất của ông khá khép kín, từ khâu đâùvào (nguyên liệu) đến khâu phân loại, sản xuất, đóng gói rồi vận chuyển. Và đâycũng là nơi tạo ra những sản phẩm “made in P-H Pharco” (Công ty TNHHPhampharco). Niềm mơ ước về sự lớn mạnh của sản phẩm, mang niềm vui đến chonhiều người, nhiều nhà của ông đã thành hiện thực khi sản phẩm gia truyền củamình có tên tuổi và bắt đầu bước những bước đầu tiên trên thị trường dược phẩmkhá đa dạng, phong phú như hiện nay. Mặc dù là giám đốc nhưng ông trực tiếpthẩm định chất lượng nguyên liệu đầu vào, đạt chất lượng rồi ông mới cho vào sơchế, sản xuất.

Ông cũng dành nhiều thời gian, công sức, tiền bạc để đào tạo đôịngũ nhân viên có thể “tinh” trong công việc. Ông cười: Tôi tin là sản phẩm mìnhtốt thì nhiều người sẽ tin dùng, thời đại bây giờ, khách hàng đều là nhữngngười tiêu dùng thông thái và họ biết chọn lựa. Tôi có ý định mở rộng, pháttriển dây chuyền sản xuất để từng bước hiện đại hóa, chuyên nghiệp hóa Công tycủa mình, để nuôi những ước mơ mà khi còn trẻ tôi đã không làm được.

Đó là đưanhững bài thuốc gia truyền vào một dây chuyền khoa học, đồng bộ, để mọi ngươìnhìn nhận đúng về giá trị của những cây thuốc Nam xung quanh ta, để nhiều ngươìbệnh có thể tìm lại niềm vui, nhất là những bệnh về xương khớp và phụ khoa.

Bài, ảnh:Nguyễn Khánh

Nguồn Ninh Bình: http://baoninhbinh.org.vn/lam-nghe-can-co-mot-cai-tam-20191206093342116p4c7.htm