Với sự tiến bộ của công nghệ radar và tên lửa không đối không, trang bị trên máy bay chiến đấu, các cuộc không chiến ngoài đường chân trời ngày càng trở nên phổ biến, và cơ hội tác chiến tầm gần ngày càng ít đi. Ảnh: Radar Radar APG-83 AESA trang bị trên F-16 – Nguồn: Lockheed Martin
Đối với phi công, càng sớm biết chiếc tiêm kích chiến đấu của mình, bị radar hoặc tên lửa của đối phương “khóa chặt”, thì khả năng sống sót của họ càng cao; với những thông tin được cảnh báo sớm, để phi công có thể cơ động, tránh đòn tấn công của tên lửa đối phương càng sớm càng tốt.
Phi công tiêm kích chủ yếu sử dụng hệ thống radar cảnh báo trên không, để nhận biết việc máy bay của mình, đã bị radar điều khiển hỏa lực, hoặc tên lửa đối phương khóa vào mục tiêu; từ đó thực hiện các động tác né tránh.
Đồng thời dựa trên những thông tin do radar cảnh báo gửi về, phi công nhanh chóng rời khỏi khu vực nguy hiểm (thường là tật tăng lực, sau đó chuyển sang chế độ nhào lộn và máy bay ngóc đầu lên lộn vòng 360°, trở lại vị trí ban đầu. Trong thời gian đó tên lửa đã vọt qua phía dưới máy bay), hoặc bật hệ thống đối phó điện tử.
Hệ thống radar cảnh báo đường không, là trang bị không thể thiếu của các máy bay chiến đấu hiện đại. Radar của máy bay tiêm kích đối phương, khi phát hiện được mục tiêu, sẽ liên tục phát ra sóng radar; khi đối phương theo dõi hoặc khóa mục tiêu, mục tiêu cần được chiếu xạ sóng radar liên tục. Ảnh: Radar trên MiG-31BM.
Dựa trên cơ sở này, hệ thống radar cảnh báo trên không, sẽ phân tích tín hiệu radar đang chiếu xạ trên máy bay chiến đấu của mình, cung cấp cho phi công các thông tin như vị trí nguồn phát, loại và trạng thái hoạt động của các tín hiệu đe dọa. Ảnh: Hệ thống cảnh báo trên Su-35.
Những thông tin trên, để đảm bảo rằng, phi công có thể nắm được tình hình tổng thể của chiến trường trên không. Đồng thời kích hoạt hệ thống cảnh báo radar, nhận biết và định vị nguồn radar của đối phương, sử dụng mã hoặc âm thanh, để thông báo cho phi công về loại và mức độ của mối đe dọa.
Các thiết bị cảnh báo trên máy bay cũng có thể cung cấp thông tin về trạng thái hoạt động của hệ thống vũ khí của đối phương. Ngoài ra, các hệ thống radar cảnh báo đường không hiện đại, còn chứa các cảm biến, phát hiện tên lửa của đối phương, kịp thời phát hiện vị trí, tốc độ của tên lửa đang bay tới.
Những hệ thống này chủ yếu sử dụng các phương pháp phát hiện bằng tia hồng ngoại, hoặc radar, để phát hiện các đặc điểm hồng ngoại của chùm tên lửa, hoặc phản xạ radar; tính toán, phân tích vị trí và hướng tấn công của tên lửa, cung cấp cảnh báo sớm về tên lửa của đối phương cho phi công và hỗ trợ phi công cơ động, để tránh sự tấn công của tên lửa địch đang bay tới.
Với sự trợ giúp của hệ thống cảnh báo radar trên không, phi công có thể nắm bắt kịp thời hành động của kẻ thù, cũng như vị trí và đường bay của tên lửa đang bay tới, từ đó cải thiện đáng kể khả năng sống sót máy bay chiến đấu của họ. Hệ thống sử dụng cảnh báo bằng văn bản và giọng nói, cho phép phi công nắm được tình hình chiến trường trên không, kịp thời đưa ra các biện pháp tự vệ.
Tuy nhiên, do hệ thống radar máy bay chiến đấu của các nước sử dụng các bước sóng khác nhau; để nắm rõ phổ radar và các thông số khác của máy bay chiến đấu đối phương, cần phải tiến hành trinh sát và phát hiện liên tục trong thời bình hoặc thời chiến, để thu được thông tin radar của đối phương.
Trong Chiến tranh Iran-Iraq, máy bay chiến đấu F-14 của Iran, đã kết hợp tính năng của radar AWG-9 trang bị trên F-14 và tên lửa AIM-54 Phoenix, để săn tìm máy bay của Không quân Iraq; F-14 liên tiếp bắn hạ nhiều máy bay chiến đấu của Iraq. Ảnh: Tên lửa AIM-54 Phoenix – Nguồn: Wikipedia
Kể từ đó, Không quân Iraq rất sợ tín hiệu dò tìm của radar AWG-9, đến nỗi trong Chiến tranh vùng Vịnh sau đó, một khi Không quân Iraq phát hiện ra tín hiệu radar của tiêm kích F-14 của Mỹ, họ lập tức thoát ly và bỏ chạy. Ảnh: Radar AWG-9 – Nguồn: Wikipedia
Hiện tại, các máy bay chiến đấu chủ lực của các nước trên thế giới, đều phát hiện được tất cả các phổ radar thông dụng; nhưng để có được thông tin chính xác về phổ radar, họ cần phải nỗ lực trong công tác trinh sát và thực chiến, đây cũng là lý do Mỹ thường cử máy bay trinh sát điện tử áp sát các quốc gia mà Mỹ cho là “thù địch”, để thu thập thông tin. Ảnh: Máy bay trinh sát điện tử EP-3 của Mỹ – Nguồn ảnh: Lockheed Martin.
Nín thở xem tiêm kích F-16 của Không quân Mỹ lượn vòng, né tránh sáu tên lửa của Iraq.
Tiến Minh