Làm sao tránh bẫy tín dụng đen?

Người lao động phổ thông dễ trở thành nạn nhân 'sập' bẫy tín dụng đen do nhu cầu phát sinh, tâm lý muốn vay nhanh và nhiều trường hợp không phân biệt được đơn vị cho vay uy tín.

Tín dụng đen với nhiều hình thức tinh vi đang trở thành “bẫy sập” khiến nhiều lao động phổ thông rơi vào vòng xoáy “nợ chồng nợ”.

Tín dụng đen không chỉ dừng lại ở việc “chào hàng” qua điện thoại, tờ rơi… mà có thể “núp bóng” hình thức cho vay trực tuyến (online) qua app trên thiết bị điện tử thông minh. Hình thức này len lỏi và dễ tiếp cận đời sống của người lao động phổ thông tại các khu công nghiệp, khu lưu trú đông công nhân.

Tiền mất tật mang

Trao đổi với Tri thức trực tuyến, TS Bùi Lê Minh - Giảng viên Tài chính kế toán ĐH FPT, Giám đốc Vận hành Trung tâm khởi nghiệp ĐH FPT - chỉ ra nguyên nhân khiến người dùng, nhất là lao động phổ thông, trở thành nạn nhân của tín dụng đen.

Theo đó, để có thể tiếp cận nguồn vốn vay từ ngân hàng, người vay phải trải qua rất nhiều thủ tục kiểm tra thông tin, thẩm định tài sản thế chấp và điểm tín dụng. Tuy nhiên, việc chứng minh nguồn thu nhập trở thành rào cản lớn với các hộ kinh doanh cá thể, người lao động tự do.

 Người dùng có thể bị “sập bẫy” tín dụng đen khi không minh bạch về lãi suất. Ảnh: Insider.

Người dùng có thể bị “sập bẫy” tín dụng đen khi không minh bạch về lãi suất. Ảnh: Insider.

Ngân hàng, đặc biệt là các ngân hàng quốc doanh, thường chú trọng những doanh nghiệp đi vay lớn do tính minh bạch, có tài sản đảm bảo và dễ dàng quản trị rủi ro hơn so với cho vay tiêu dùng.

“Nhiều bước kiểm định và thủ tục khiến người vay có tâm lý e ngại khi chưa nắm rõ luật và quy trình. Điều này dẫn đến việc họ dễ trở thành nạn nhân của tín dụng đen đã bủa vây khắp các con ngõ, cột đèn với những lời mời chào hấp dẫn về thủ tục nhanh gọn, lãi suất rẻ”, TS Bùi Lê Minh nhận định.

Việc vay tiền không rõ nguồn gốc hay tính dụng đen tiềm ẩn nhiều rủi ro, nguy cơ mà người vay không lường trước được. Những rủi ro này không chỉ mang đến rắc rối về mặt tài chính, mà đôi khi còn ảnh hưởng đến danh dự, sức khỏe của người vay.

Chuyện “lập lờ đánh lận con đen” và cách tránh “bẫy”

“Theo bộ Luật Dân sự, lãi suất cho vay tối đa là 20%/năm. Tuy nhiên, các đối tượng cho vay tín dụng đen thường vượt qua con số trên gấp nhiều lần”, TS Bùi Lê Minh phân tích.

Theo đó, các đối tượng cho vay tín dụng đen thường nắm rất rõ tâm lý và nhận thức của người vay để chào mời, chẳng hạn mức lãi 5.000 đồng/1 triệu đồng/ngày. Họ quy đổi khung thời gian theo năm thành ngày, quy đổi lãi suất phần trăm thành lãi vay trên dư nợ gốc rất thấp là 1 triệu đồng, nhằm đánh lạc hướng.

Nếu quy đổi đúng theo lãi suất đơn (simple interest), với mức cho vay như trên, đối tượng đang cho vay với lãi suất là 182.5%/năm. Còn nếu tính theo công thức lãi kép ngày (compound interest) hay dân gian có câu “lãi mẹ đẻ lãi con”, lãi suất cho vay có thể lên đến 617.5%/năm, tức gấp 30 lần quy định của Nhà nước.

Nhận định thêm về rủi ro khi vay tín dụng đen, TS Bùi Lê Minh chỉ ra một số đối tượng cho vay thường nắm rõ địa bàn, nhân thân, lý lịch và tài sản của người vay để thực hiện hành vi bôi nhọ, siết nợ tài sản trái phép, đặc biệt phổ biến tại các vùng nông thôn hoặc vùng ngoại thành.

Do đó, một trong những lưu ý đầu tiên và quan trọng để tránh bẫy tín dụng đen là lựa chọn đơn vị cho vay uy tín, hoạt động phù hợp quy định. Những đơn vị này cũng thường triển khai quy trình cho vay bài bản, chuyên nghiệp và minh bạch.

Ông Minh lấy ví dụ: “Sự ra đời của các tổ chức cho vay, cầm đồ uy tín như F88 là cần thiết để minh bạch hóa, đơn giản hóa quy trình cho vay tiêu dùng, nhằm phục vụ nhóm đối tượng dễ bị tổn thương có nhu cầu tiếp cận vốn vay chính thống trong xã hội, nhất là sau dịch Covid-19 và ảnh hưởng của việc sụt giảm nhu cầu hàng hóa thế giới”.

Vị chuyên gia chia sẻ thêm một số cách nhận biết tín dụng đen. Theo đó, bên cạnh những cách thức tinh vi đang áp dụng để “bẫy” nạn nhân, tín dụng đen có rất nhiều dấu hiệu nhận biết và tương đối rõ ràng để người dùng có thể cân nhắc.

TS Bùi Lê Minh chỉ ra điểm đầu tiên có thể nhận biết tín dụng đen là tính minh bạch. Do hoạt động trái pháp luật nên các trụ sở tín dụng đen thường không cố định, khó xác định. Các công ty này thường không có mã số thuế hay đặc điểm nhận diện thương hiệu rõ ràng.

Điểm thứ hai là sự mập mờ trong tư vấn và thường thông qua các văn bản viết tay, bản in không có tính chuyên nghiệp.

 Người vay cần chủ động tìm hiểu thông tin để tránh “sập bẫy” tín dụng đen. Ảnh: FBNC.

Người vay cần chủ động tìm hiểu thông tin để tránh “sập bẫy” tín dụng đen. Ảnh: FBNC.

Ngoài ra, người vay cũng nên chủ động tìm hiểu về quy trình và các điều khoản, đọc kỹ văn bản. Nếu chưa rõ về lãi suất, khoản phạt, các loại phí đi kèm, người vay nên hỏi lại nhân viên tư vấn trước khi đặt bút ký vào hợp đồng vay. Việc tính toán thận trọng, quy đổi lãi suất đi vay theo cùng một thước đo %/năm để dễ dàng so sánh cũng rất cần thiết.

Hiện, bên cạnh các ngân hàng, những đơn vị cho vay chính thống, được Nhà nước cấp phép hoạt động minh bạch cũng có mặt tại nhiều địa phương. Với nhiều người dùng lao động phổ thông là công nhân, lao động tự do, tiểu thương, buôn bán nhỏ… F88 trở thành lựa chọn đáng cân nhắc với giấy phép hoạt động do Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội cấp. Đơn vị nhận chứng chỉ vàng về Bảo vệ khách hàng (Client Protection Certificate - CPC) và đáp ứng 7 tiêu chí khắt khe mà tổ chức Smart Campaign (Mỹ) đề ra, gồm: Sản phẩm phù hợp, ngăn chặn nợ xấu quá mức, tính minh bạch, định giá có trách nhiệm, tôn trọng khách hàng, quyền riêng tư, dữ liệu khách hàng.

Phượng Tú

Nguồn Znews: https://zingnews.vn/lam-sao-tranh-bay-tin-dung-den-post1437823.html