Làm thế nào để phòng biến chứng sau đột quỵ ở người già?
Người bệnh sau cơn đột quỵ thường chịu những di chứng nặng nề như liệt, tàn phế, rối loạn ngôn ngữ hoặc nặng hơn có thể sống thực vật, thậm chí tử vong.
Đột quỵ hay còn gọi là tai biến mạch máu não, xảy ra khi máu và oxy cung cấp cho não bị gián đoạn đột ngột khiến một phần hoặc toàn bộ não bị tổn thương.
Người bệnh sau cơn đột quỵ thường chịu những di chứng nặng nề như liệt, tàn phế, rối loạn ngôn ngữ hoặc nặng hơn có thể sống thực vật, thậm chí tử vong.
Đột quỵ ở người lớn tuổi là tình trạng diễn ra khá phổ biến hiện nay. Theo nghiên cứu của Hiệp hội Đột quỵ Mỹ, bệnh lý này là một trong 4 nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở “xứ cờ hoa”.
Có gần 70% trường hợp người trên 65 tuổi bị đột quỵ và phần lớn những người sống sót sau biến cố này có thể phục hồi chức năng theo thời gian.
Mục đích của việc phục hồi chức năng là tận dụng tối đa khả năng của người bệnh sau đột quỵ. Phục hồi chức năng sớm và đúng cách sau đột quỵ giúp nhiều người lấy lại được nhiều chức năng.
Vậy phục hồi chức năng sớm và đúng cách là như thế nào, cùng lắng nghe những phân tích của PGS, TS, TTƯT , GVCC Nguyễn Thị Kim Liên - Trưởng khoa Phục hồi chức năng, BV Hữu Nghị Việt Đức.
Mời độc giả xem video: