Lần đầu tiên phòng không Syria đánh chặn thành công 22 trong số 24 tên lửa của Israel
Truyền thông Syria đưa tin, hôm 19/8, Israel cho máy bay không kích các căn cứ quân sự ở Damascus và tỉnh Homs, hệ thống phòng không Nga của Syria đã hoàn thành tốt nhiệm vụ đánh chặn một cách hiếm thấy.
Syria cho biết, 22 trong số 24 quả tên lửa do Israel phóng xuống đã bị đánh chặn trên không, chỉ có 2 quả rơi xuống nơi không quan trọng. Tuy nhiên, Syria nhấn mạnh việc họ bắn hạ tên lửa rõ ràng là các máy bay chiến đấu của Israel đã không bị hệ thống phòng không của họ bắn hạ.
Trang Defense World đưa tin, Chuẩn đô đốc Vadim Kulit, Phó Giám đốc Trung tâm hòa giải các bên tham chiến của Nga ở Syria, nói tại một cuộc họp báo rằng vào khoảng 23 giờ ngày 19/8 theo giờ địa phương của Syria, 6 máy bay chiến đấu của Israel đã từ không phận Lebanon phóng 24 tên lửa vào các mục tiêu quân sự ở Damascus và tỉnh Homs của Cộng hòa Syria. Các tên lửa Buk-M2E và hệ thống phòng không tầm gần Pantsir-S của lực lượng phòng không Syria đã cùng nhau bắn hạ được 22 tên lửa của Israel.
Ông Kulit tuyên bố 2 quả tên lửa còn lại rơi xuống không gây ra tổn thất nào cho các đơn vị quân đội Syria, các cơ sở hạ tầng cũng như nhân sự đều không bị thiệt hại.
Mỗi xe phóng tên lửa Buk-M2 có thể tác chiến độc lập hoặc theo cụm (Ảnh: QQ).
Syria đã mua các tên lửa Buk-M2E và hệ thống Pantsir-S của Nga từ năm 2016 nhưng hiệu quả thời kì đầu rất kém; Syria phàn nàn với Nga hệ thống radar của vũ khí dễ dàng bị Israel can thiệp gây nhiễu nên bị tổn thất nặng nề. Israel thậm chí còn tung ra những video hiện trường về việc tên lửa chính xác của họ đánh trúng Pantsir-S, khiến hệ thống phòng không thế hệ mới này của Nga bị nghi ngờ về tính năng thực tế.
Sau này Nga đã cử các cố vấn, chuyên gia vũ khí tới Syria để tìm hiểu tình hình và tiếp tục cải tiến hai hệ thống phòng không. Vào tháng 7 năm nay, máy bay chiến đấu F-16 của Israel đã phóng 8 tên lửa không đối đất nhằm vào Damascus và Aleppo, Syria đã đánh chặn thành công 7 tên lửa, quả còn lại rơi trúng trung tâm nghiên cứu ở khu định cư Safila ở Aleppo. Tuy nhiên, thành quả đó đã được Syria chấp nhận.
Mỗi xe Buk-M2 có 4 quả đạn (Ảnh: QQ).
Trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, do Liên Xô thua kém Mỹ về công nghệ hàng không nên trang bị chiến đấu chủ lực của không quân mặc dù rất cá tính nhưng lại luôn thua kém quân đội Mỹ về trình độ kỹ thuật tổng thể. Chính vì lẽ đó, Liên Xô đã dành nhiều nguồn lực cho việc nghiên cứu và phát triển vũ khí tên lửa phòng không, từ đó hình thành nên bộ học thuyết tác chiến “dùng mặt đất khống chế trên không”. Từ đó đến nay, tên lửa phòng không của Nga hơn hẳn tên lửa phòng không của Mỹ về cả chủng loại lẫn công nghệ.
Viện trợ tên lửa phòng không của Nga cho Syria chủ yếu Buk-M2E và hệ thống Pantsir-S và hai hệ thống phòng không này hiện cũng là vũ khí phòng không chính của quân đội Nga. Trong đó, tên lửa phòng không Buk, NATO gọi là SA-11, là loại tên lửa phòng không tầm trung, được sử dụng chủ yếu để thay thế tên lửa phòng không SA-6 đã cũ và lạc hậu. Đây là loại tên lửa phòng không có đặc điểm tích hợp cao, phản ứng nhanh và độ chính xác cao.
Hệ thống phòng không tầm ngắn Pantsir-S của Nga (Ảnh: QQ).
Tên lửa sử dụng xe phóng tích hợp nhất thể hóa, tuy theo biên chế, mỗi đại đội tên lửa phòng không được trang bị một radar tìm kiếm, nhưng trên xe này lại tích hợp radar điều khiển hỏa lực và một bệ phóng tên lửa (gồm 4 quả đạn). Nếu radar tìm kiếm của đại đội bị hư hỏng, từng chiếc xe đơn lẻ cũng có thể được sử dụng để tác chiến phòng không, có khả năng sống sót trên chiến trường rất mạnh.
Hình dạng của tên lửa Buk rất giống với tên lửa phòng không trên hạm Standard-1 của quân đội Mỹ. Cả hai đều sử dụng thiết kế cánh dải dài để tăng sức nâng và tính linh hoạt của tên lửa nhưng kích thước và trọng lượng của Buk lớn hơn so với Standard-1. Loại tên lửa này được thiết kế chủ yếu để chống tên lửa hành trình, hỗ trợ phòng không, đồng thời có khả năng chống các mục tiêu tàng hình.
Nga bố trí hệ thống phòng không tầm ngắn Pantsir-S kết hợp với tên lửa phòng không tầm xa S-400 (Ảnh: QQ).
Trong chuỗi tác chiến của quân đội Nga, tên lửa Buk, với vai trò là tên lửa phòng không tầm trung có tầm bắn hiệu quả lên tới 32 km, có nhiệm vụ chính là lấp đầy khoảng trống giữa tên lửa phòng không tầm xa S-300/S-400 và hệ thống phòng không tầm ngắn Pantsir-S. Điều đáng nói là tên lửa phòng không Buk được phát triển ban đầu với nhu cầu trên biển và đất liền; sau đó, tên lửa này được đưa vào trang bị cho tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường của Nga với số hiệu SA-N-7.
Tên lửa Buk-M2E là một mẫu được nâng cấp và cải tiến trong dòng tên lửa Buk. Thay đổi lớn nhất là việc sử dụng radar điều khiển hỏa lực mảng pha màn hình phẳng hoàn toàn mới, thay thế cho phiên bản cũ của radar gốc, vì vậy nó chính xác hơn tên lửa ban đầu. Hiện tại, lực lượng phòng không Syria chủ yếu được trang bị loại Buk-M2.
Hệ thống Pantsir-S đang phóng tên lửa (Ảnh: Chinatimes).
Một vũ khí quan trọng khác của lực lượng phòng không Syria là hệ thống phòng không tên lửa+pháo “2 trong 1” Pantsir-S. Hệ thống này bao gồm hai pháo phòng không 30 mm và 12 tên lửa phòng không kiểu 9M311M. Hệ thống này cũng được Quân đội Nga sử dụng thay thế hệ thống phòng không Kastan.
Trong hệ thống này, các đạn tên lửa phòng không loại 9M311M có thể đánh chặn hiệu quả máy bay, trực thăng, tên lửa hành trình, tên lửa đất đối không và các mục tiêu khác ở khoảng cách 5.000 đến 15.000 m; trong khi hai khẩu pháo 2A38M 30 mm được sử dụng để đánh chặn các mục tiêu bên trong 5.000 m để không có khoảng trống hỏa lực phòng không nào.
Trong những năm qua, Không quân Israel đã không kích các mục tiêu ở Syria gần như ngày này qua ngày khác và liên tục đụng độ với lực lượng phòng không Syria. Do không quân Syria đã gần như kiệt sức trong cuộc nội chiến, nên đã không thể cạnh tranh với không quân Israel chiếm ưu thế cả về công nghệ lẫn quy mô trang bị; do đó, hầu hết nhiệm vụ quan trọng bảo vệ vùng trời do lực lượng phòng không Syria đảm nhận.
Tên lửa Buk phiên bản hải quân trên tàu khu trục Nga (Ảnh: QQ).
Do vũ khí phòng không mà quân đội Syria trang bị chủ yếu là tên lửa phòng không Buk-M2 và hệ thống phòng không tên lửa kết hợp pháo Pantsir-S, mặc dù có thể đánh chặn hiệu quả tên lửa không đối đất do máy bay chiến đấu Israel phóng đi, nhưng do tầm bắn và công nghệ nên chúng không thể tạo ra mối đe dọa hiệu quả đối với máy bay chiến đấu của Israel.
Hơn nữa, xét trên góc độ quân sự, không thể đạt được một chiến dịch thành công chỉ với cách phòng thủ đơn thuần. Lấy hoạt động đánh chặn lần này làm ví dụ, 6 máy bay chiến đấu của Israel đã phóng tổng cộng 24 tên lửa đất đối không vào Syria. Lực lượng phòng thủ đã đánh chặn thành công 22 quả trong số đó, nhưng vẫn đánh chặn không thành công 2 quả. Có thể thấy, nếu thực sự muốn loại bỏ hoàn toàn mối đe dọa từ lực lượng không quân Israel thì chỉ có thể thực hiện bằng cách tiêu diệt lực lượng đó.