Làn dừng khẩn cấp là tiêu chí bắt buộc trong thiết kế đường cao tốc
Thời gian qua, hàng triệu người dân nhất là các tài xế rất hân hoan vì nhiều đoạn đường trong hạng mục cao tốc Bắc – Nam thông tuyến. Rút ngắn được thời gian di chuyển, kết nối giao thương, góp phần phát triển kinh tế xã hội. Tuy nhiên, một số tuyến cao tốc hiện nay vẫn chưa bố trí làn dừng khẩn cấp cũng đã tạo ra những lo ngại.
Gần đây, đường dây nóng Truyền hình Quốc hội Việt Nam liên tiếp nhận được nhiều phản ánh của các tài xế về những nguy cơ khi gặp sự cố, xảy ra ùn tắc, mất an toàn giao thông. Ghi nhận của nhóm phóng viên
Các hệ thống phụ trợ như vạch kẻ, làn xe, hệ thống chống lóa, hàng rào động vật… được xây dựng đồng bộ hiện đại, kiên cố. Tuy nhiên, trên đoạn đường này lại chỉ có lại chỉ có 2 làn xe chạy mỗi chiều, với tốc độ 80km không có làn khẩn cấp. Điều này cũng dẫn đến một số bất cập. Chẳng hạn chiếc ô tô này đã phải di chuyển hơn 3km để đến được điểm dừng sửa chữa khi gặp sự cố.
Tương tự, một số tuyến cao tốc khác mới đưa vào sử dụng cũng không có làn dừng khẩn cấp kéo dài toàn tuyến, chỉ thiết kế điểm dừng khẩn cấp, điểm vượt xe cách nhau từ 4-5km.
Căn cứ theo Quy chuẩn 41/2016, làn khẩn cấp trên cao tốc là làn nằm ngoài cùng bên phải, được ngăn cách bằng vạch liền màu trắng. Thiếu làn đường này sẽ dẫn tới nguy cơ ùn tắc nếu khi xảy ra sự cố. Những xe ưu tiên như cứu thương, phòng cháy chữa cháy cũng khó tiếp cận hiện trường, thực hiện nghĩa vụ.
Làn dừng khẩn cấp là tiêu chí bắt buộc trong thiết kế đường cao tốc. Trong một số trường hợp đặc biết như khó khăn thì cũng có thể bổ trí các điểm dừng khẩn cấp có chiều dài khoảng 30m và cách nhau khoảng 500m. Việc bổ trí các điểm dừng khẩn cấp cách nhau từ 3-5km như trên thì chưa đáp ứng được yêu cầu.
Mời quý vị và các bạn theo dõi chương trình!
Thực hiện : Hoàng Tùng Ngọc Tuấn