Làn sóng dịch tiếp theo có thể xuất hiện vào mùa thu?

Bất chấp tỷ lệ tiêm chủng ngày càng tăng, nhưng tốc độ tiêm vắc xin trên toàn cầu chậm hơn sự lây lan của dịch bệnh, đẩy thế giới đứng trước nguy cơ phải đối mặt với đợt dịch mới.

Nhiều nước sẵn sàng chuẩn bị “đón” đợt dịch mới

Nước Anh mới đây phải quyết định hoãn kế hoạch gỡ bỏ hoàn toàn các biện pháp hạn chế phòng chống dịch COVID-19 dự kiến vào ngày 21/6, mà gia hạn các biện pháp phong tỏa thêm 4 tuần nữa, đến ngày 19/7. Khi đó, các quán rượu, nhà hàng, câu lạc bộ đêm và các địa điểm tiếp khách khác mới có thể mở cửa trở lại hoàn toàn.

Nguyên nhân được cho là do biến thể Delta đang khiến số ca mắc tại Anh tăng cao nhất kể từ tháng 1. Mặc dù Anh đã tiêm vắc xin cho 80% dân số, trong đó số người tiêm đầy đủ 2 mũi là 44,6% nhưng các ca mắc bệnh và nhập viện vẫn gia tăng mỗi ngày, đa phần là biến thể Delta. Thứ trưởng Y tế Edward Argar cho biết, biến thể mới này có khả năng lây nhiễm cao hơn 40% so với biến thể Alpha lần đầu tiên được phát hiện tại Anh.

Nhiều nước châu Âu cho rằng họ sẽ phải đối mắt với một đợt bùng phát dịch mới bất chấp tỷ lệ tiêm chủng ngày càng tăng.

Nhiều nước châu Âu cho rằng họ sẽ phải đối mắt với một đợt bùng phát dịch mới bất chấp tỷ lệ tiêm chủng ngày càng tăng.

Nhiều nước châu Âu cho rằng họ sẽ phải đối mắt với một đợt bùng phát dịch mới bất chấp tỷ lệ tiêm chủng ngày càng tăng. Bộ trưởng Y tế Ba Lan Adam Niedzielski và Người phát ngôn chính phủ Piotr Muller cho rằng, Ba Lan đã gần đạt tới miễn dịch cộng đồng nhờ tiêm vắc xin nhưng đột biến mới có thể gây ra một làn sóng dịch vào mùa thu tới, mặc dù khả năng này là không cao.

Bộ trưởng Y tế Pháp Olivier Veran kêu gọi Pháp cảnh giác trước biến thể Delta, bởi đây là loại dễ lây nhiễm hơn, gây ra từ 50 - 150 ca mới mỗi ngày ở Pháp. "Mọi người sẽ nói rằng, con số này còn thấp, nhưng đó là tình hình của Anh cách đây vài tuần", Bộ trưởng Y tế Pháp nhấn mạnh. Người đứng đầu ngành y tế Pháp khẳng định, nhờ có chiến lược tiêm vắc xin mà số ca mắc mỗi ngày tại Pháp giảm mạnh trong tuần qua so với đỉnh điểm cách đây 2 tháng. Tuy nhiên nước Pháp “không được phép để biến thể Delta chiếm ưu thế và dẫn tới một làn sóng dịch khác”, ông Veran nhấn mạnh.

Ba Lan lập tức lên kế hoạch, chuẩn bị cơ sở vật chất, gia tăng năng lực bệnh viện trong trường hợp số ca COVID-19 mới tăng đột biến, đồng thời chuẩn bị các phòng thí nghiệm để xét nghiệm càng nhiều bộ gen khác nhau của virus càng nhanh càng tốt để xác định các đột biến mới.

WHO đang theo dõi các đột biến tiếp theo

Tại Mỹ, số ca mắc mới mang biến thể Delta chiếm tới 10%, tăng từ mức 6% của tuần trước. Biến thể Delta hiện chiếm hơn 60% các trường hợp mới ở Vương quốc Anh Tính đến nay, biến thể Delta được xác định lần đầu ở Ấn Độ, đã được phát hiện ở 80 quốc gia và tiếp tục lây lan nhanh chóng. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã xếp biến thể Delta là biến thể đáng quan ngại quy mô toàn cầu, nó là biến thể lây lan mạnh nhất tính đến nay, làm tăng số ca nhiễm tại nhiều quốc gia và khiến vắc xin giảm tác dụng.

Tại Mỹ, số ca mắc mới mang biến thể Delta chiếm tới 10%, tăng từ mức 6% của tuần trước.

Tại Mỹ, số ca mắc mới mang biến thể Delta chiếm tới 10%, tăng từ mức 6% của tuần trước.

Trưởng nhóm kỹ thuật COVID-19 của WHO Maria Van Kerkhove cho biết, WHO cũng đang theo dõi về một biến thể “Delta plus”. Bà cho biết, “Điều này có nghĩa là có một đột biến bổ sung đã được xác định. Trong một số biến thể Delta, chúng tôi đã thấy một ít đột biến, vì vậy chúng tôi đang xem xét tất cả.”

Ngày 16/6, WHO cũng đã phát hiện thêm một đột biến của virus gây COVID-19 khác là biến thể Lambda, nó được xác định xuất hiện ở 29 quốc gia, nhất là ở Nam Mỹ. Biến thể này xuất hiện lần đầu ở Peru, nơi 81% các trường hợp mắc COVID-19 (kể từ tháng 4/2021 đến nay) liên quan đến biến biến thể Lambda. Biến thể Lambda đã được phát hiện bởi các nhà khoa học ở Nam Mỹ, bao gồm cả Chile, Peru, Ecuador và Argentina, nhờ vào việc tăng cường giám sát bộ gen. Nó cũng được WHO phân loại “đáng được quan tâm trên toàn cầu” bởi nó có tỷ lệ nhiễm bệnh cao ở Nam Mỹ .

Cơ quan “đầu não” về y tế cũng đang theo dõi hơn 50 biến thể COVID-19 khác nhau, nhưng không phải tất cả đều trở thành mối đe dọa sức khỏe cộng đồng và đưa vào danh sách theo dõi chính thức của WHO. Bà Van Kerkhove cho biết, biến thể Lambda có nhiều đột biến trong protein hơn, cơ quan này vẫn cần nhiều nghiên cứu hơn nữa để hiểu đầy đủ về các đột biến này.

Điều lo ngại hiện nay là sự lây lan của COVID-19 đang nhanh hơn so với việc phân phối vắc xin trên toàn cầu. “Điều đó có nghĩa là rủi ro đã tăng lên đối với những người không được bảo vệ, tức là phần lớn dân số thế giới,” Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết.

Nguyễn Minh

(theo CNBC, THX, AP)

Nguồn SK&ĐS: https://suckhoedoisong.vn/lan-song-dich-tiep-theo-co-the-xuat-hien-vao-mua-thu-n195291.html