Làn sóng tẩy chay cảnh báo những rắc rối cho các công ty phương Tây tại Trung Quốc
Các cuộc đối đầu trước đây đã từng xảy ra, nhưng dường như những rắc rối gần đây giữa các công ty phương Tây với vấn đề Tân Cương, Trung Quốc đã làm nổ ra làn sóng tẩy chay của người tiêu dùng Trung Quốc lớn hơn bao giờ hết.
Một cửa hàng của H&M tại Trung Quốc. Ảnh: Getty Images.
Việc tẩy chay các thương hiệu nước ngoài diễn ra phổ biến ở Trung Quốc đến mức các nhà quản lý đã chuẩn bị sẵn một vở kịch khi vướng vào cơn bão phẫn nộ của chủ nghĩa dân tộc. Các doanh nghiệp phương Tây đã bắt đầu bằng một lời xin lỗi. Sau đó, chủ yếu là giữ yên lặng, có lẽ để thể hiện sự tôn trọng đối với văn hóa Trung Quốc. Chờ cho cơn giận của người tiêu dùng nước này nguôi ngoai.
Người tiêu dùng Trung Quốc, được hỗ trợ bởi nhà nước Trung Quốc, đã thề sẽ xa lánh một số công ty kinh doanh quần áo lớn nhất thế giới, từ Adidas, H&M cho đến Zara.
Dưới con mắt của những người tẩy chay, các công ty đã sai lầm khi tuyên bố lo ngại về những cáo buộc rằng ngành công nghiệp bông của Trung Quốc đã bao gồm cả lao động cưỡng bức của người Duy Ngô Nhĩ, một dân tộc thiểu số chủ yếu theo đạo Hồi ở khu vực phía tây bắc Tân Cương.
Các ông chủ của họ hy vọng rằng cuộc tranh cãi sẽ tan thành mây khói. Nhưng họ và các giám đốc điều hành phương Tây khác ở Trung Quốc đã không thể lay chuyển nỗi sợ hãi khôn nguôi này và họ biết rằng lần này đã khác. Các hoạt động kinh doanh sinh lợi ở Trung Quốc của họ đang ngày càng có nguy cơ rơi vào hố sâu chính trị đã mở ra giữa phương Tây và Trung Quốc.
H&M, một nhà bán lẻ thời trang nhanh của Thụy Điển, phải đối mặt với khó khăn trước mắt lớn nhất. Kể từ ngày 30 tháng 3, một tuần sau khi công ty này bị tấn công trực tuyến, các mặt hàng may mặc của H&M vẫn chưa có trên các ứng dụng thương mại điện tử phổ biến nhất của Trung Quốc. Các cửa hàng của H&M đã biến mất khỏi bản đồ điện thoại thông minh.
Chủ nhà ở một số trung tâm mua sắm đã chấm dứt hợp đồng thuê nhà. Hoạt động kinh doanh tại Trung Quốc, trị giá 1 tỷ USD, chiếm 5% tổng doanh thu toàn cầu vào năm 2020 của H&M, đang lâm nguy.
Đối với các công ty khác, cơn thịnh nộ ở Tân Cương cũng có ảnh hưởng rất nặng nề. Những người nổi tiếng ở Trung Quốc hủy hợp đồng chứng thực với Nike, khoảng 350.000 người Trung Quốc đã đăng ký bán trực tuyến một đôi giày phiên bản giới hạn của hãng vào ngày 26 tháng 3. Giá cổ phiếu của những công ty nước ngoài vướng vào cuộc tẩy chay này đã bị sụt giảm đáng kể.
Tuy nhiên, các giám đốc điều hành nước ngoài vẫn đang ở thế cạnh tranh. Vấn đề trung tâm ở đây chính là các cáo buộc vi phạm nhân quyền của Trung Quốc ở Tân Cương và sự sẵn sàng trừng phạt Trung Quốc của phương Tây cho những cáo buộc vi phạm nhân quyền này là một điều mà thực tế hiện nay đã chứng mình là hoàn toàn không phù hợp.
Điều này sẽ càng làm sâu hơn những bất đồng giữa các bên, ăn sâu vào các góc khác trong giao dịch kinh doanh của nhiều doanh nghiệp phương Tây trong nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.
Các cuộc tẩy chay rõ ràng đã được kích hoạt bởi các thông báo phối hợp vào ngày 22 tháng 3 của Mỹ, Anh, Canada và Liên minh châu Âu về các biện pháp trừng phạt đối với các quan chức Trung Quốc vì hành vi ở Tân Cương. Và tất nhiên Trung Quốc đáp trả bằng các biện pháp trừng phạt của riêng mình.
Liên đoàn Thanh niên Cộng sản, một chi nhánh của Đảng Trung Quốc, sau đó đã “đào” được một tuyên bố cách đây vài tháng của H&M bày tỏ lo ngại về các báo cáo về lao động cưỡng bức người Duy Ngô Nhĩ. Hua Chunying, một phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao, đã nói rõ thông điệp rằng: “Người dân Trung Quốc sẽ không cho phép một số công ty nước ngoài ăn thức ăn Trung Quốc và đập vỡ bát đũa của Trung Quốc.”
Sự xung đột thương mại đối với bông Tân Cương cho thấy khó khăn trong việc chia cắt kinh tế giữa Trung Quốc và phương Tây. Ngành công nghiệp bông của Trung Quốc trị giá khoảng 12 tỷ USD một năm, chưa đến 0,1% GDP của đất nước. Khoảng 90% bông của Trung Quốc đến từ Tân Cương và chính phủ cho biết 70% trong số đó được thu hoạch bằng máy móc. Về lý thuyết, có thể loại bỏ các sợi bông được hái bằng tay khỏi chuỗi cung ứng. Trong thực tế, điều đó sẽ yêu cầu phải có nhiều cuộc kiểm tra về cách thức sản xuất bông.
Vào tháng 1, Donald Trump đã cắt giảm sự phức tạp bằng lệnh cấm hoàn toàn đối với bông nhập khẩu từ Tân Cương. Người kế nhiệm của ông là Tổng thống, Joe Biden cũng đã ủng hộ chính sách này.
Rắc rối ở đây là sợi bông từ Tân Cương được chuyển đến các nhà máy trên khắp Trung Quốc, khiến khó có thể ngăn chặn tình trạng ô nhiễm lây lan sang tất cả các sản phẩm bông của Trung Quốc, vốn chiếm một phần lớn nguồn cung toàn cầu, vì Trung Quốc chiếm khoảng 40% tổng sản lượng hàng xuất khẩu dệt may toàn cầu. Một nhà tư vấn ở Thượng Hải cho biết: “Không có cách nào để chúng tôi có thể tuyên bố rằng toàn bộ chuỗi cung ứng là sạch.”
Mei Xinyu, một nhà nghiên cứu của Bộ Thương mại, đã viết rằng bông là "điểm khởi đầu" cho chiến lược của Mỹ trong việc sử dụng các cáo buộc Tân Cương để trấn áp Trung Quốc. Ông nói, lựa chọn duy nhất của Trung Quốc là chống trả một cách mạnh mẽ. Chính quyền Trung Quốc tự tin về khả năng của mình để làm như vậy, nhờ cái mà nó gọi là “trường hấp dẫn mạnh mẽ” của thị trường.
Châu Âu cho đến nay vẫn hạn chế cấm các sản phẩm từ Tân Cương. Tuy nhiên, quyết định của Trung Quốc khi tập trung sự cảnh báo vào công ty may mặc H&M thay vì vào một công ty của Mỹ có thể là một lời cảnh báo cho các quan chức EU rằng không nên gây chiến với Trung Quốc.
Vào tháng 12, EU và Trung Quốc đã ký một thỏa thuận đầu tư sẽ cho phép các công ty tài chính và công nghiệp châu Âu tiếp cận nhiều hơn với thị trường Trung Quốc. Tuy nhiên Nghị viện Châu Âu hiện vẫn có thể từ chối phê chuẩn quyể định này.