Lan tỏa phong trào thi đua yêu nước trong ngành Giáo dục và Đào tạo Ninh Bình

Những năm qua, ngành Giáo dục và Đào tạo Ninh Bình đã cụ thể hóa các phong trào thi đua, đổi mới công tác thi đua khen thưởng, tạo động lực, thúc đẩy các phong trào thi đua trong các nhà trường, gắn với thực tiễn và yêu cầu đổi mới giáo dục. Qua đó xuất hiện nhiều tấm gương điển hình, nhiều tập thể tiên tiến xuất sắc trong hoạt động giáo dục và đào tạo, góp phần quan trọng nâng cao chất lượng dạy và học, đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo (GD&ĐT).

Lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo trao giấy khen cho các tập thể tiêu biểu năm học 2018-2019. Ảnh: Minh Quang

Nhà giáo Đỗ Văn Thông, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Ninh Bìnhcho biết: Thực hiện các phong trào thi đua yêu nước giai đoạn 2015-2020, đặcbiệt, thực hiện lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Dù khó khăn đến đâu cũng phải tiếp tục thi đua dạy tốt, học tốt”, ngànhGD&ĐT Ninh Bình đã triển khai thực hiện có hiệu quả các phong tràothi đua, nổi bật như: “Học tập và làmtheo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” gắn với cuộc vận động “Mỗi thâỳgiáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”.

Các nội dung thiđua được gắn với chủ đề: “Tấtcả vì học sinh thân yêu”, tập trung vào những nội dung: Nêu gương về đạo đứccủa cán bộ quản lý, giáo viên trong nhà trường; nâng cao năng lực chuyên môn,tinh thần trách nhiệm trước công việc; xây dựng môi trường học đường an toàn,lành mạnh.

Cùng với đó, thực hiện hiệu quả các phong trào thi đua kháctrong ngành như: “Đổi mới, sáng tạotrong dạy và học”, “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, “Dânchủ - Kỷ cương - Tình thương - Trách nhiệm”, “Giỏi việc trường, đảm việc nhà”,“Rèn luyện vì ngày mai lập nghiệp”,“Nói lời hay, làm việc tốt”…

Các cuộc vận động và phong trào thi đua đã nhậnđược sự hưởng ứng tích cực của cán bộ, giáo viên, học sinh, các tổ chức đoànthể trong nhà trường, với nhiều hình thức phong phú, sinh động và sát thựctiễn, đem lại những kết quả khá toàn diện.

Trong phong trào thi đua “Dạy tốt, học tốt” ở bậc giáo dục Mầm non, các cán bộ quản lý, giáoviên, nhân viên không ngừng nâng cao nhận thức, trách nhiệm trong thực hiệncông tác nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ, đảm bảo an toàn cho trẻtrong các cơ sở giáo dục mầm non.

Chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ không ngừngđược nâng lên. Hàng năm, tỷ lệ trẻ em ở độ tuổi nhà trẻ được huy động đến lớpđạt từ 55% đến 60% dân số độ tuổi, mẫu giáo đạt từ 97% đến 99% dân số độ tuổi(trong đó trẻ 5 tuổi tới lớp đều đạt trên 99,7%); huy động 100% trẻ 6 tuổi vàolớp 1...

Đối với bậc giáo dục tiểu học, ngành GD&ĐT đã chỉ đạo dạy học theochuẩn kiến thức, kỹ năng, nâng cao chất lượng đánh giá học sinh theo quy chếhiện hành. Hàng năm, 100% học sinh hoàn thành chương trình giáo dục tiểu học,vào lớp 6 THCS.

Đối với giáo dục trung học, đã tích cực đổi mới phương pháp dạyhọc, kiểm tra đánh giá theo hướng chú trọng đánh giá phẩm chất và năng lực củahọc sinh. Hàng năm, tỷ lệ học sinh được tuyển vào lớp 10 THPT, GDTX đạt từ80-85,8% so với số học sinh tốt nghiệp THCS.

Trong đổi mới giáo dục phổ thông, Sở GD&ĐT cũng đã giaoquyền chủ động cho các trường tiểu học, THCS, THPT, trung tâm GDTX, trung tâmGDNN-GDTX trong tỉnh xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục nhà trường theođịnh hướng phát triển năng lực học sinh. Theo đó, 100% trường phổ thông, cơ sởGDTX đã chủ động xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục phù hợp vơíđịa phương và của nhà trường, đảm bảo linh hoạt, sáng tạo.

Các trường đã chỉđạo tổ nhóm chuyên môn rà soát nội dung dạy học, tinh giản, điều chỉnh để tránhtrùng lặp, bổ sung cập nhật những thông tin mới phù hợp, không dạy những nôịdung, bài tập, câu hỏi ngoài sách giáo khoa vượt quá mức độ cần đạt về kiếnthức, kỹ năng của Chương trình giáo dục phổ thông.

Đồng thời có điều chỉnhnhững nội dung dạy học, xây dựng chủ đề nội môn, chủ đề dạy học liên môn, cáchoạt động giáo dục và hoạt động trải nghiệm, lồng ghép các nội dung giáo dục kỹnăng sống, giá trị sống, di sản văn hóa trong các môn học, hoạt động giáodục...

Hoạt động đổi mới phương pháp dạy và học còn được thông quaphong trào thi đua “Lao động giỏi, laođộng sáng tạo”, nghiên cứu khoa học. Trong 5 năm qua, toàn ngành có 30.386 sángkiến cấp cơ sở, trong đó có 3.369 sáng kiến được đánh giá, công nhận cấpSở; 157 sáng kiến xuất sắc được Hội đồng khoa học cấp tỉnh thẩm định, côngnhận; 2 công trình đạt Giải thưởng khoa học và công nghệ Hoa Lư tỉnh Ninh Bìnhlần thứ II; 3 đề tài khoa học cấp tỉnh được Hội đồng khoa học của tỉnh thẩmđịnh, đánh giá xuất sắc; 1 đề tài khoa học được Hội đồng khoa học cấp BộGD&ĐT công nhận... Các sáng kiến, đề tài đều có tính thực tiễn cao, đượcứng dụng rộng rãi trong ngành, có sức lan tỏa rộng lớn, giúp học sinh dễ dàngứng dụng và trải nghiệm trong các bài học, đạt kết quả cao trong học tập.

Trong xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia, tăng cường cơsở vật chất trường học, các địa phương, các nhà trường đã tập trung mọi nguồnlực để xây dựng, tu bổ, sửa chữa trường, lớp, mua sắm thêm bàn ghế, sách, thiếtbị dạy học, đảm bảo các điều kiện tối thiểu cho dạy và học.

Đến năm 2020, tỉ lệphòng học kiên cố đạt 88% (tăng 4,2% so với năm 2015). Từ năm 2015 đến nay, đãcông nhận chuẩn Quốc gia thêm 123 trường, nâng số trường chuẩn Quốc gia toàntỉnh lên 445/475 trường mầm non, phổ thông trong tỉnh, đạt tỉ lệ 93,7%.

Toàntỉnh hiện có 129/143 xã, phường, thị trấn; 4 huyện, thành phố (Hoa Lư, YênKhánh, thành phố Ninh Bình, thành phố Tam Điệp) có 100% trường mầm non, tiêủhọc, THCS công lập đều đạt chuẩn quốc gia. Kết quả xây dựng trường học đạtchuẩn quốc gia đã vượt chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XXI.

Trong thực hiện Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị về “đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạođức, phong cách Hồ Chí Minh”, toàn ngành tổ chức giảng dạy tài liệu vềBác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống dành cho học sinh phổ thông theochỉ đạo của Bộ GD&ĐT.

Trong 2 năm liên tiếp (2018, 2019), ngành Giáo dụcNinh Bình đã tổ chức thành công Hội thi kể chuyện về tấm gương đạo đức, phongcách Hồ Chí Minh khối phòng GD&ĐT và Hội thi Kể chuyện về tấm gương đạođức, phong cách Hồ Chí Minh của học sinh THPT tỉnh Ninh Bình, tạo sự chuyểnbiến về ý thức, tư tưởng trong đội ngũ cán bộ, giáo viên, học sinh.

Đặc biệt,từ năm 2019, ngành cụ thể hóa việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phongcách Hồ Chí Minh theo chủ đề “Tất cảvì học sinh thân yêu”, tập trung vào những nội dung: Nêu gương về đạo đức củacán bộ quản lý, giáo viên trong nhà trường; nâng cao năng lực chuyên môn, tinhthần trách nhiệm trước công việc; xây dựng môi trường học đường an toàn,lành mạnh...

Với các phong trào thi đua được phát động và hưởng ứng thựchiện hiệu quả, từ năm 2015 đến 2020, toàn ngành Giáo dục đã xuất hiện hàng trămtấm gương cán bộ quản lý, giáo viên ở tất cả các cấp học, bậc học say mê nghiêncứu, sáng tạo, tâm huyết với nghề, tích cực tìm tòi, cải tiến, đổi mới phươngpháp giảng dạy, không ngừng tu dưỡng để có được kiến thức và phương pháp dạyhọc đạt hiệu quả cao nhất.

Hàng trăm tập thể, cá nhân đạt nhiều thành tích,được tặng các danh hiệu thi đua cao quý như: 1 tập thể được tặng thưởng Huânchương Độc lập hạng Nhì; 2 tập thể được tặng thưởng Huân chương Lao động hạngNhất; 5 tập thể được tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Nhì; 8 tập thể đượctặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba; 14 cá nhân được tặng thưởng Huânchương Lao động hạng Ba; 5 nhà giáo được phong tặng danh hiệu Nhà giáo ưu tú; 5nhà giáo đã trình Hội đồng cấp Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị Hội đồng cấp nhànước xét tặng danh hiệu “Nhà giáo ưutú” năm 2020.

Cùng với đó, nhiều tập thể được tặng Cờ thi đua của Chính phủ, BộGiáo dục và Đào tạo, UBND tỉnh hàng nghìn học sinh các cấp học, đạt thành tíchcao trong học tập, được tặng Bằng khen của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, Chủ tịchUBND tỉnh...

Sở GD&ĐT Ninh Bình 4 lần liên tiếp được Bộ GD&ĐTtặng Bằng khen hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ và phong trào thi đua “Đổi mới, sáng tạo trong dạy và học”. BộGD&ĐT tặng Bằng khen thực hiện tốt công tác phổ cập giáo dục, xóa mù chữ vàđạt chuẩn phổ cập giáo dục, xóa mù chữ ở các mức độ cao nhất; Bộ tặng Cờthi đua xuất sắc năm học 2014-2015...

Phát huy những kết quả đạt được trong phong trào thi đuagiai đoạn 2015-2020, những năm tới, ngành GD&ĐT Ninh Bình đẩy mạnh phongtrào thi đua “Dạy tốt, học tốt”, khôngngừng nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của các cấp học, triển khai thựchiện có hiệu quả chương trình giáo dục phổ thông năm 2018; thực hiện thắng lơịcác mục tiêu về GD&ĐT theo Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 của BanChấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về “Đôỉmới căn bản, toàn diện Giáo dục và Đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa,hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa vàhội nhập quốc tế”, Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII và Nghị quyếtĐại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2020-2025.

Phát triển sự nghiệp GD&ĐT củatỉnh theo hướng toàn diện và vững chắc; tạo chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng,hiệu quả GD&ĐT; thực hiện tốt mục tiêu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực,bồi dưỡng nhân tài, đáp ứng tốt hơn yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Phấnđấu đến năm 2025, Ninh Bình trở thành tỉnh có nền GD&ĐT chất lượng, uy tíntrong khu vực Đồng bằng Bắc Bộ và cả nước.

Mỹ Hạnh

Nguồn Ninh Bình: http://baoninhbinh.org.vn/lan-toa-phong-trao-thi-dua-yeu-nuoc-trong-nganh-giao-duc-va-iao-tao-ninh-binh-20200526093427318p4c31.htm