Công đoạn làm nổ- nguyên liệu chính để làm ra bánh nổ. Clip: Hà Phương
Từ đầu tháng 11 Âm lịch, làng làm bánh nổ ở thôn Điền Trang (xã Nghĩa Trung, huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi) đã tất bật bước vào "chính vụ". Ảnh: Hà Phương
Theo phong tục truyền thống, bánh nổ là món không thể thiếu khi bày lên mâm lễ, cúng gia tiên, đặc biệt là vào dịp Tết cổ truyền. Do đó, vào độ này, lượng bánh nổ tại Điền Trang được làm ra nhiều nhất trong năm. Ảnh: Hà Phương
Nguyên liệu chính để làm bánh nổ là nếp ngự Sa Huỳnh- một đặc sản nức tiếng của thị xã Đức Phổ (tỉnh Quảng Ngãi). Ảnh: Hà Phương
Nếp được phơi khô kỹ và cho vào chảo rang. Ảnh: Hà Phương
Dưới tác dụng của nhiệt, hạt nếp nổ lách tách, bong vỏ và bung nở trắng ngần tạo thành "nổ". Ảnh: Hà Phương
Nổ tiếp tục được xử lý để lấy sạch vỏ trấu. Ảnh: Hà Phương
Từ nổ, người thợ sẽ cho thêm nước đường cô đặc và gừng rồi cho vào khuôn. Ảnh: Hà Phương
Công đoạn tiếp theo là dùng búa đập vào khuôn để bánh được nén chặt và thành hình. Ảnh: Hà Phương
Bánh nổ sau khi lấy ra khỏi khuôn có hình chữ nhật. Ảnh: Hà Phương
Bánh được cắt thành từng miếng vuông vức. Ảnh: Hà Phương
Tiếp đó, người thợ đưa lên lò nướng để sấy cho khô, giòn. Ảnh: Hà Phương
Bánh nổ được sấy bằng lò thủ công. Ảnh: Hà Phương
Hiện thôn Điền Trang có gần 20 hộ sản xuất bánh nổ. Đây là nghề truyền thống, được truyền lại qua nhiều đời. Ảnh: Hà Phương
Vào dịp Tết Nguyên đán, bình quân mỗi cơ sở làm bánh nổ ở thôn Điền Trang cung cấp cho thị trường trong và ngoài tỉnh 4-5 tấn bánh. Ảnh: Hà Phương
Theo Chủ tịch Hội LHPN xã Nghĩa Trung Võ Thị Thu Sang, nghề làm bánh nổ góp phần giải quyết việc làm cho nhiều lao động, nhất là lao động nữ vào dịp Tết cổ truyền. Địa phương cũng đang định hướng xây dựng bánh nổ trở thành sản phẩm OCOP để được biết đến và tiêu thụ rộng rãi hơn. Ảnh: Hà Phương
Hà Phương