Làng Cựu - nơi lưu giữ những giá trị văn hóa, kiến trúc xưa cũ của đất Hà thành

Làng Cựu là ngôi làng có tuổi đời hơn 500 năm của mảnh đất Kinh kỳ, nay thuộc xã Vân Từ, huyện Phú Xuyên, cách trung tâm Hà Nội 40km, bên dòng sông Nhuệ.

Ngôi nhà ba gian hai chái với sân vườn, nổi bật với hoa văn được chạm trổ tinh xảo trên mái nhà, trên các cột trụ gỗ lim, hình hoa sen, hình đắp nổi tinh tế cùng những hoa văn Pháp trên cửa sắt, cửa sổ. (Ảnh: Hà Anh/TTXVN)

Ngôi nhà ba gian hai chái với sân vườn, nổi bật với hoa văn được chạm trổ tinh xảo trên mái nhà, trên các cột trụ gỗ lim, hình hoa sen, hình đắp nổi tinh tế cùng những hoa văn Pháp trên cửa sắt, cửa sổ. (Ảnh: Hà Anh/TTXVN)

 Làng Cựu nổi danh với những ngôi biệt thự cổ pha lẫn kiến trúc Việt và Pháp được xây dựng từ những năm đầu thế kỷ 20. (Ảnh: Hà Anh/TTXVN)

Làng Cựu nổi danh với những ngôi biệt thự cổ pha lẫn kiến trúc Việt và Pháp được xây dựng từ những năm đầu thế kỷ 20. (Ảnh: Hà Anh/TTXVN)

 Ngôi nhà của ông Nguyễn Thiện Tứ (79 tuổi) là một trong những ngôi nhà có giá trị lịch sử lâu đời và được bảo tồn, lưu giữ gần như nguyên vẹn. Hiện nay làng còn khoảng 40 ngôi nhà cổ được xây dựng từ đầu thế kỉ XX, hơn một nửa đang xuống cấp và chỉ khoảng 40% ngôi nhà cổ có người ở, số còn lại bị không do vắng chủ nhà. (Ảnh: Hà Anh/TTXVN)

Ngôi nhà của ông Nguyễn Thiện Tứ (79 tuổi) là một trong những ngôi nhà có giá trị lịch sử lâu đời và được bảo tồn, lưu giữ gần như nguyên vẹn. Hiện nay làng còn khoảng 40 ngôi nhà cổ được xây dựng từ đầu thế kỉ XX, hơn một nửa đang xuống cấp và chỉ khoảng 40% ngôi nhà cổ có người ở, số còn lại bị không do vắng chủ nhà. (Ảnh: Hà Anh/TTXVN)

 Ngôi nhà ba gian hai chái với sân vườn, nổi bật với hoa văn được chạm trổ tinh xảo trên mái nhà, trên các cột trụ gỗ lim, hình hoa sen, hình đắp nổi tinh tế cùng những hoa văn Pháp trên cửa sắt, cửa sổ. (Ảnh: Hà Anh/TTXVN)

Ngôi nhà ba gian hai chái với sân vườn, nổi bật với hoa văn được chạm trổ tinh xảo trên mái nhà, trên các cột trụ gỗ lim, hình hoa sen, hình đắp nổi tinh tế cùng những hoa văn Pháp trên cửa sắt, cửa sổ. (Ảnh: Hà Anh/TTXVN)

 Trường Huỳnh Thúc Kháng được xây dựng từ những năm 1930-1945, xưa là nơi dạy học, nay đã trở thành hội trường họp của làng Cựu. (Ảnh: Hà Anh/TTXVN)

Trường Huỳnh Thúc Kháng được xây dựng từ những năm 1930-1945, xưa là nơi dạy học, nay đã trở thành hội trường họp của làng Cựu. (Ảnh: Hà Anh/TTXVN)

 Người dân sinh hoạt, họp chợ cạnh giếng làng Cựu. (Ảnh: Hà Anh/TTXVN)

Người dân sinh hoạt, họp chợ cạnh giếng làng Cựu. (Ảnh: Hà Anh/TTXVN)

 Làng Cựu còn lưu giữ dãy nhà cổ trầm mặc, giếng làng trong mát, cổng làng, chùa làng cổ kính… đặc trưng kiến trúc của Vùng đồng bằng sông Hồng. (Ảnh: Hà Anh/TTXVN)

Làng Cựu còn lưu giữ dãy nhà cổ trầm mặc, giếng làng trong mát, cổng làng, chùa làng cổ kính… đặc trưng kiến trúc của Vùng đồng bằng sông Hồng. (Ảnh: Hà Anh/TTXVN)

 Các chi tiết được chạm trổ hoa lá. (Ảnh: Hà Anh/TTXVN)

Các chi tiết được chạm trổ hoa lá. (Ảnh: Hà Anh/TTXVN)

 Tường rào mái ngói nhà cổ giúp bảo vệ ngôi nhà khỏi mưa, nắng và giúp tăng thêm tính thẩm mỹ. (Ảnh: Hà Anh/TTXVN)

Tường rào mái ngói nhà cổ giúp bảo vệ ngôi nhà khỏi mưa, nắng và giúp tăng thêm tính thẩm mỹ. (Ảnh: Hà Anh/TTXVN)

 Trên chóp mái lại là bức phù điêu Tam tinh (Tam đa: Phúc-Lộc-Thọ) quen thuộc trong văn hóa Á Đông. (Ảnh: Hà Anh/TTXVN)

Trên chóp mái lại là bức phù điêu Tam tinh (Tam đa: Phúc-Lộc-Thọ) quen thuộc trong văn hóa Á Đông. (Ảnh: Hà Anh/TTXVN)

 Chùa làng được đặt tên là Phúc Duệ (chùa Dồi) ý nói mang lại may mắn cho người dân như nước dòng sông Nhuệ. (Ảnh: Hà Anh/TTXVN)

Chùa làng được đặt tên là Phúc Duệ (chùa Dồi) ý nói mang lại may mắn cho người dân như nước dòng sông Nhuệ. (Ảnh: Hà Anh/TTXVN)

 Hiện nay làng còn khoảng 40 ngôi nhà cổ được xây dựng từ đầu thế kỷ 20, hơn một nửa đang xuống cấp và khoảng 40% có người ở, số còn lại bị bỏ hoang hoặc chủ nhà đi vắng. (Ảnh: Hà Anh/TTXVN)

Hiện nay làng còn khoảng 40 ngôi nhà cổ được xây dựng từ đầu thế kỷ 20, hơn một nửa đang xuống cấp và khoảng 40% có người ở, số còn lại bị bỏ hoang hoặc chủ nhà đi vắng. (Ảnh: Hà Anh/TTXVN)

 Những ngôi nhà cổ với mái nhà, cột vòm kiểu Gothic theo lối kiến trúc Phục Hưng phương Tây kết hợp hai hàng câu đối chữ Hán-Nôm, trên là tấm đại tự vòm cổng hoặc chạm trổ hình con nghê truyền thống của người Việt. (Ảnh: Hà Anh/TTXVN)

Những ngôi nhà cổ với mái nhà, cột vòm kiểu Gothic theo lối kiến trúc Phục Hưng phương Tây kết hợp hai hàng câu đối chữ Hán-Nôm, trên là tấm đại tự vòm cổng hoặc chạm trổ hình con nghê truyền thống của người Việt. (Ảnh: Hà Anh/TTXVN)

 Cổng nhà thờ họ Trần tọa lạc giữa làng - một trong những kiến trúc tiêu biểu nhà cổ trong làng còn nguyên vẹn, được xây theo lối thuần Việt nhưng cũng thấp thoáng có nét phương Tây bởi sự bề thế. (Ảnh: Hà Anh/TTXVN)

Cổng nhà thờ họ Trần tọa lạc giữa làng - một trong những kiến trúc tiêu biểu nhà cổ trong làng còn nguyên vẹn, được xây theo lối thuần Việt nhưng cũng thấp thoáng có nét phương Tây bởi sự bề thế. (Ảnh: Hà Anh/TTXVN)

 Cổng làng là kiến trúc cổ cao nhất ở làng Cựu, được xây theo lối “quyển thư”, bề thế, có tầng, có mái và có cả lối lên xuống. (Ảnh: Hà Anh/TTXVN)

Cổng làng là kiến trúc cổ cao nhất ở làng Cựu, được xây theo lối “quyển thư”, bề thế, có tầng, có mái và có cả lối lên xuống. (Ảnh: Hà Anh/TTXVN)

 Trên cổng ngôi nhà của cụ cố Phó Du được xây dựng từ năm 1929, hình tượng con tôm đắp nổi tinh tế, với đôi càng khỏe như đang nâng niu bức đại tự bốn chữ “Nhập hiếu xuất đễ” với hàm ý vào nhà có hiếu với cha mẹ ra ngoài nhường nhịn anh em. (Ảnh: Hà Anh/TTXVN)

Trên cổng ngôi nhà của cụ cố Phó Du được xây dựng từ năm 1929, hình tượng con tôm đắp nổi tinh tế, với đôi càng khỏe như đang nâng niu bức đại tự bốn chữ “Nhập hiếu xuất đễ” với hàm ý vào nhà có hiếu với cha mẹ ra ngoài nhường nhịn anh em. (Ảnh: Hà Anh/TTXVN)

 Đình làng Cựu được xây dựng vào đầu thế kỷ 16. Mới được tu sửa lại nhưng chưa hoàn chỉnh. Đình nằm ở đầu làng, trước mặt là ao sen. Đình làng nằm trong tổ hợp kiến trúc: đình, sân đình, cây bồ đề cổ thụ, ao sen. Đình là không gian cộng đồng quan trọng của làng, là nơi tập trung, nghỉ chân của người dân khi đi làm đồng. (Ảnh: Hà Anh/TTXVN)

Đình làng Cựu được xây dựng vào đầu thế kỷ 16. Mới được tu sửa lại nhưng chưa hoàn chỉnh. Đình nằm ở đầu làng, trước mặt là ao sen. Đình làng nằm trong tổ hợp kiến trúc: đình, sân đình, cây bồ đề cổ thụ, ao sen. Đình là không gian cộng đồng quan trọng của làng, là nơi tập trung, nghỉ chân của người dân khi đi làm đồng. (Ảnh: Hà Anh/TTXVN)

 Nhà ông Xã Vinh có lối kiến trúc cầu kỳ với ngõ vào thênh thang lát đá tảng xanh, cổng trang trí kiểu sơn thủy hữu tình, trên có hình hoa đào, hoa sói, tôm hùm, lân, phượng, câu đối khắc chữ Nho. Giữa hai tòa nhà, phía trên cao có một chiếc cầu cong nối liền. (Ảnh: Hà Anh/TTXVN)

Nhà ông Xã Vinh có lối kiến trúc cầu kỳ với ngõ vào thênh thang lát đá tảng xanh, cổng trang trí kiểu sơn thủy hữu tình, trên có hình hoa đào, hoa sói, tôm hùm, lân, phượng, câu đối khắc chữ Nho. Giữa hai tòa nhà, phía trên cao có một chiếc cầu cong nối liền. (Ảnh: Hà Anh/TTXVN)

 Giếng làng là không gian đa chức năng, vừa là nơi họp chợ, vừa là không gian cộng đồng của dân làng. (Ảnh: Hà Anh/TTXVN)

Giếng làng là không gian đa chức năng, vừa là nơi họp chợ, vừa là không gian cộng đồng của dân làng. (Ảnh: Hà Anh/TTXVN)

 Lối nhỏ dẫn vào một ngôi nhà ở làng Cựu. (Ảnh: Hà Anh/TTXVN)

Lối nhỏ dẫn vào một ngôi nhà ở làng Cựu. (Ảnh: Hà Anh/TTXVN)

(TTXVN/Vietnam+)

Nguồn VietnamPlus: https://www.vietnamplus.vn/lang-cuu-noi-luu-giu-nhung-gia-tri-van-hoa-kien-truc-xua-cu-cua-dat-ha-thanh-post983301.vnp