Làng Ông Hảo (xã Liêu Xá, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên) từ lâu đã được coi là "thủ phủ" của đồ chơi Trung thu truyền thống.
Ngày trước, hầu hết các nhà trong làng ông Hảo đều làm đồ chơi truyền thống bằng những nguyên liệu tự nhiên như tre, nứa, giấy, bìa carton. Nhưng hiện nay cả làng chỉ còn khoảng 10 hộ còn giữ nghề truyền thống này.
Từ những nguyên liệu đơn giản, gần gũi với làng quê Việt Nam như tre, nứa, bìa các-tông hay thậm chí là giấy phế liệu....
Người dân làng ông Hảo đã biến hóa thành những sản phẩm mặt nạ với muôn màu muôn vẻ hình dạng như ông Địa, thằng Bờm, các linh thú khác nhau...
Những món đồ chơi truyền thống như mặt nạ bồi ông Địa, thằng Bờm, chú Tễu... đã gắn liền với ký ức tuổi thơ của bao thế hệ trẻ em Việt Nam đã được sản xuất với nhiều tâm huyết của người dân làng nghề.
Mặt nạ kỳ công nhất là khâu vẽ, người làm tỉ mẩn chăm chút từng nét vẽ, tạo nên hồn và thần thái cho nhân vật.
Ông Vũ Duy Đông với thâm niên gắn bó 40 năm với nghề làm đồ thủ công truyền thống chia sẻ: "Tôi theo nghề do cha ông truyền lại, giờ thì còn mỗi tôi và vợ tôi cùng cậu con trai tôi theo nghề".
Mỗi năm cứ đến dịp Trung thu, cả làng lại tất bật sản xuất những món đồ chơi vốn truyền thống đã gắn liền với ký ức tuổi thơ ấu của bao thế hệ trẻ em Việt Nam.
Làng Ông Hảo ngoài sản xuất các mặt nạ giấy bồi còn sản xuất cả trống gỗ thủ công.
Ngày trước chưa có máy móc để làm thân trống, các công đoạn phải làm tay, tốn nhiều thời gian công sức. Ngày nay đã có máy móc hỗ trợ tiết kiệm nguyên vật liệu và cho năng suất cao hơn.
Tại làng Ông Hảo, các sản phẩm đồ chơi chơi Trung thu đều chủ yếu làm thủ công nên đòi hỏi sự tâm huyết, hăng say, tỉ mỉ của những người thợ lành nghề trong làng nghề.
Nguyễn Trọng Tài