Làng gốm Thanh Hà – Hội An vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

'Nghề gốm Thanh Hà – Phường Thanh Hà – TP. Hội An – Tỉnh Quảng Nam' mới đây được đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

(SGTTO) – “Nghề gốm Thanh Hà – Phường Thanh Hà – TP. Hội An – Tỉnh Quảng Nam” mới đây được đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Một nhà làm gốm đặc trưng tại Làng gốm Thanh Hà: mái ngói, tường vàng, sân trước và phơi gốm. Ảnh: Nhân Tâm

Một nhà làm gốm đặc trưng tại Làng gốm Thanh Hà: mái ngói, tường vàng, sân trước và phơi gốm. Ảnh: Nhân Tâm

Theo những ghi chép lịch sử và gia phả của những họ dân trong làng, gốm Thanh Hà đã tồn tại hơn 500 năm và là nơi còn bảo lưu nguyên vẹn quy trình chế tác gốm thủ công truyền thống.

Hiện nay, làng nghề có 33 hộ sản xuất với 80 lao động, trong đó có 5 nghệ nhân ưu tú đều đã 70-80 tuổi. Sản phẩm có hai dòng gốm là gốm sành nâu còn gọi là đồ xanh, được nung với độ lửa cao từ 800 đến trên 1.000 độ C; dòng gốm đỏ, còn gọi là đồ đỏ, được nung với nhiệt độ thấp từ 300 độ C trở xuống.

Làng gốm Thanh Hà nằm trong tuyến tham quan du lịch của thành phố Hội An với lượng khách đến năm 2018 là 600.000 lượt người.

Việc được công nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia sẽ giúp cho việc lưu giữ giá trị làng nghề tốt hơn và phục vụ khách du lịch tốt hơn.

Nhân dịp này, Sài Gòn Tiếp Thị Online ghi lại một số hình ảnh và video khi tham quan làng nghề.

<span data-mce-type="bookmark" style="display: inline-block; width: 0px; overflow: hidden; line-height: 0;"></span>

Khách du lịch đi len lỏi các con đường nhỏ để thăm làng nghề. Ảnh: Nhân Tâm

Khách du lịch đi len lỏi các con đường nhỏ để thăm làng nghề. Ảnh: Nhân Tâm

Người dân trong làng vẫn còn giữ cách làm gốm truyền thống. Đất được lấy từ Điện Bàn, sau đó đem về đây trộn. Việc nhào nặn được làm trên chiếc bàn tròn xoay. Cuối cùng là đem vào lò nung. Tất cả đều làm bằng tay. Ảnh: Nhân Tâm

Người dân trong làng vẫn còn giữ cách làm gốm truyền thống. Đất được lấy từ Điện Bàn, sau đó đem về đây trộn. Việc nhào nặn được làm trên chiếc bàn tròn xoay. Cuối cùng là đem vào lò nung. Tất cả đều làm bằng tay. Ảnh: Nhân Tâm

Nghệ nhân trẻ Nguyễn Thị Thủy đang thực hiện một công đoạn làm ra sản phẩm gốm. Mỗi cái niêu chị bán 20.000-30.000 đồng. Một tháng chị lời 5-6 triệu đồng. Ảnh: Nhân Tâm

Nghệ nhân trẻ Nguyễn Thị Thủy đang thực hiện một công đoạn làm ra sản phẩm gốm. Mỗi cái niêu chị bán 20.000-30.000 đồng. Một tháng chị lời 5-6 triệu đồng. Ảnh: Nhân Tâm

Một du khách nước ngoài được hướng dẫn làm gốm theo cách truyền thống tại cơ sở Sơn Thủy. Ảnh: Nhân Tâm

Một du khách nước ngoài được hướng dẫn làm gốm theo cách truyền thống tại cơ sở Sơn Thủy. Ảnh: Nhân Tâm

…và thích thú với sản phẩm mình làm ra. Ảnh: Nhân Tâm

…và thích thú với sản phẩm mình làm ra. Ảnh: Nhân Tâm

Các sản phẩm gốm của du khách sau khi làm xong được giữ lại để thực hiện các công đoạn tiếp theo trước khi giao thành phẩm cho khách. Ảnh: Nhân Tâm

Các sản phẩm gốm của du khách sau khi làm xong được giữ lại để thực hiện các công đoạn tiếp theo trước khi giao thành phẩm cho khách. Ảnh: Nhân Tâm

Các sản phẩm không chỉ là những niêu đất, bình đất nung mộc mạc mà có cả những sản phẩm tráng men đẹp đẽ, độc đáo và những tác phẩm điêu khắc công phu. Ảnh: Nhân Tâm

Các sản phẩm không chỉ là những niêu đất, bình đất nung mộc mạc mà có cả những sản phẩm tráng men đẹp đẽ, độc đáo và những tác phẩm điêu khắc công phu. Ảnh: Nhân Tâm

Sản phẩm gốm từ làng Thanh Hà xuất hiện khắp nơi tại Hội An. Ảnh: Nhân Tâm

Sản phẩm gốm từ làng Thanh Hà xuất hiện khắp nơi tại Hội An. Ảnh: Nhân Tâm

Nhân Tâm

Nguồn Sài Gòn Tiếp Thị: https://www.sgtiepthi.vn/lang-gom-thanh-ha-hoi-an-vao-danh-muc-di-san-van-hoa-phi-vat-the-quoc-gia/