Làng Phú Mỹ: Nơi 'giữ lửa' nghề làm thúng chai trăm tuổi tại Đắk Lắk
Qua đôi bàn tay khéo léo của người thợ làng Phú Mỹ, xã Tuy Hòa Bắc, những nan tre và dầu chai hòa quyện tạo nên chiếc thúng chai, biểu tượng trong đời sống và văn hóa của ngư dân miền duyên hải.

Một chiếc thúng chai thành phẩm, đạt chất lượng để xuất ra thị trường từ lúc đam mê đến khi hoàn tất khoảng 8 đến 10 ngày. (Ảnh: Khánh Hòa/TTXVN)

Thúng chai Làng Phú Mỹ được làm công phu với những người thợ lâu năm nhiều kinh nghiệm. (Ảnh: Khánh Hòa/TTXVN)

Công đoạn nứt vành thúng chai. (Ảnh: Khánh Hòa/TTXVN)

Kỹ thuật chống thấm bằng phân bò và nhựa dầu rái được truyền lại từ đời cha ông, giúp thúng có màu đẹp chống mối mọt. Lớp chống thấm đặc biệt này có thể dùng trong môi trường nước biển 4-5 năm. Thúng bị rách có thể được đem về vá lại. (Ảnh: Khánh Hòa/TTXVN)

Người thợ đào hầm đất làm khuôn rồi đặt nguyên tấm mê thúng đã đan xong xuống hầm. Công đoạn lận vành là một trong những công đoạn quan trọng quyết định đến chất lượng sản phẩm để chiếc thúng sau khi lận cả vòng thúng và vành phải tròn đều, cân bằng và không biến dạng.” (Ảnh: Khánh Hòa/TTXVN)

Người thợ thực hiện công đoạn quét dầu rái cho thúng chai.(Ảnh: Khánh Hòa/TTXVN)

Các công đoạn để làm nên một chiếc thúng từ chọn tre, chẻ tre, vót tre đến đan mên, lận, nức… đều được người thợ làm thủ công, tỉ mỉ. (Ảnh: Khánh Hòa/TTXVN)

Các công đoạn để làm nên một chiếc thúng từ chọn tre, chẻ tre, vót tre đến đan mên, lận, nức… đều được người thợ làm thủ công, tỉ mỉ. (Ảnh: Khánh Hòa/TTXVN)

Kỹ thuật chống thấm bằng phân bò tươi và nhựa dầu rái được truyền lại từ đời cha ông, giúp thúng có màu đẹp chống mối mọt. Lớp chống thấm đặc biệt này có thể dùng trong môi trường nước biển 4-5 năm. (Ảnh: Khánh Hòa/TTXVN)