Lạng Sơn quan tâm đào tạo, bồi dưỡng cán bộ dân tộc thiểu số

Những năm qua, tỉnh Lạng Sơn đặc biệt quan tâm đến đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số (DTTS). Tỉnh có gần 18 nghìn cán bộ DTTS (chiếm gần 80% tổng số cán bộ); trong đó chủ yếu là người dân tộc: Nùng, Tày, Dao, Sán Chay, Hoa… Đối với công tác đào tạo, bồi dưỡng, tỉnh chú trọng xây dựng, triển khai nhiều chương trình, đề án, kế hoạch. Qua đó rà soát, lựa chọn, cử cán bộ DTTS tham gia các lớp học ngắn hạn và dài hạn về lý luận chính trị, quản lý nhà nước, các kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ theo vị trí việc làm… Mỗi năm, toàn tỉnh có khoảng 7.000 lượt cán bộ DTTS được cử đi học

Những năm qua, tỉnh Lạng Sơn đặc biệt quan tâm đến đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số (DTTS). Tỉnh có gần 18 nghìn cán bộ DTTS (chiếm gần 80% tổng số cán bộ); trong đó chủ yếu là người dân tộc: Nùng, Tày, Dao, Sán Chay, Hoa… Đối với công tác đào tạo, bồi dưỡng, tỉnh chú trọng xây dựng, triển khai nhiều chương trình, đề án, kế hoạch. Qua đó rà soát, lựa chọn, cử cán bộ DTTS tham gia các lớp học ngắn hạn và dài hạn về lý luận chính trị, quản lý nhà nước, các kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ theo vị trí việc làm… Mỗi năm, toàn tỉnh có khoảng 7.000 lượt cán bộ DTTS được cử đi học

Cùng đó, tỉnh quan tâm thực hiện một số chính sách khác đối với cán bộ DTTS trong công tác tuyển dụng; quy hoạch, luân chuyển; ưu tiên bố trí, sắp xếp, sử dụng cán bộ DTTS vào cấp ủy, chính quyền, cơ quan nhà nước các cấp… Từ năm 2013 đến nay, toàn tỉnh đã thực hiện tuyển dụng không qua thi tuyển và bố trí phân công công tác đối với 84 sinh viên cử tuyển tốt nghiệp ra trường vào các cơ quan nhà nước; trung bình mỗi năm thu hút, luân chuyển, điều động khoảng 2.000 lượt cán bộ đến công tác ở vùng đông đồng bào DTTS.

Nhờ thực hiện tốt các chính sách ưu tiên đã góp phần nâng cao chất lượng, năng lực công tác của đội ngũ cán bộ DTTS. Nhiều cán bộ DTTS đã phát huy năng lực, trình độ, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh tại các vùng sâu, vùng xa, vùng đông đồng bào DTTS sinh sống.

Nhằm phát triển kinh tế biển, thời gian qua, tỉnh Trà Vinh quy hoạch thu hút đầu tư Khu kinh tế Định An; ba khu công nghiệp và 13 cụm công nghiệp liên quan đến dịch vụ, vận tải biển. Công nghiệp phát triển đã đưa kinh tế của tỉnh đi lên, đến nay, thu nhập bình quân đầu người đạt hơn 60 triệu đồng/năm; tỉnh không còn hộ đói, tỷ lệ hộ nghèo chỉ còn 3,33%.

Khu kinh tế Định An (Trà Vinh) là một trong tám khu kinh tế ven biển được ưu tiên đầu tư giai đoạn 2016 - 2020 của cả nước. Ảnh: Huỳnh Huy

Khu kinh tế Định An (Trà Vinh) là một trong tám khu kinh tế ven biển được ưu tiên đầu tư giai đoạn 2016 - 2020 của cả nước. Ảnh: Huỳnh Huy

Tỉnh tập trung nhiều giải pháp khai thác tiềm năng, lợi thế kinh tế biển và ven biển với quyết tâm đưa Trà Vinh trở thành trung tâm kinh tế biển, đồng thời là trung tâm năng lượng tái tạo của khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Theo đó, tỉnh huy động các nguồn lực, khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư cho phát triển kinh tế biển; phát triển hệ thống cảng biển trở thành trung tâm giao thương cả vùng. Tỉnh tranh thủ nguồn vốn hỗ trợ của Trung ương và các nguồn lực khác đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng giao thông thủy bộ, các tuyến quốc lộ huyết mạch, các cảng sông, cảng biển.

Cùng với việc đầu tư cơ sở hạ tầng, Trà Vinh khẩn trương hoàn thiện Đề án đánh giá và đề xuất giải pháp cải thiện hạ tầng giao thông trong khu vực bốn xã đảo thuộc huyện Duyên Hải; đẩy mạnh phát triển sản xuất thủy sản, chế biến thủy sản trở thành trung tâm của vùng. Đối với việc phát triển năng lượng sạch, công nghiệp ứng dụng công nghệ cao theo hướng thông minh, tỉnh đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án đang triển khai trong lĩnh vực điện gió, điện khí… phát triển kinh tế biển gắn với phát triển du lịch biển và du lịch sinh thái trở thành trung tâm của vùng.

Nguồn Nhân Dân: https://nhandan.com.vn/tin-tuc-xa-hoi/lang-son-quan-tam-dao-tao-boi-duong-can-bo-dan-toc-thieu-so-609784/