Lao da và mô dưới da: Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị và phòng bệnh

Bệnh lao da và mô dưới da thực chất là sự xâm nhập của vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis, cùng loại vi khuẩn gây bệnh lao phổi vào da. Đây là một dạng lao ngoài phổi tương đối phổ biến.

1. Nguyên nhân gây lao da và mô dưới da

Trực khuẩn lao do Robert Koch tìm ra năm 1892, có chiều dài từ 2-4mm, rộng 0,2-0,6m Bình thường trực khuẩn chủ yếu gây bệnh lao phổi. Tuy nhiên, vi khuẩn lao thể gây bệnh ở bất kỳ cơ quan bộ phận nào của cơ thể.

NỘI DUNG:

1. Nguyên nhân gây lao da và mô dưới da

2. Triệu chứng lao da và mô dưới da

3. Lao da và mô dưới da có lây không?

4. Phòng ngừa lao da và mô dưới da

5. Điều trị lao da và mô dưới da

Lao da được xếp vào nhóm bệnh da hiếm gặp.

Trực khuẩn lao đi vào cơ thể bằng những con đường khác nhau và gây bệnh ở các cơ quan trong cơ thể, sau đó mới di chuyển đến da, rất hiếm khi xâm nhập và gây bệnh lao da trực tiếp từ bên ngoài.

Vì vậy, lao da thường là biến thể từ những bệnh lao khác, điển hình là lao phổi, lao hạch,... Điều này được thể hiện ở tỷ lệ như sau: qua số liệu thu thập được, người ta phát hiện ra rằng những bệnh nhân mắc lao da và mô dưới da thì có từ 3 - 40% bị lao hạch, tương tự có 25 - 30% số người lao da bị mắc lao phổi, lao sinh dục cũng có nhưng hiếm gặp hơn.

Biểu hiện lâm sàng của bệnh lao da và mô dưới da rất đa dạng như nốt sần, sần viêm, loét da mạn tính.

Biểu hiện lâm sàng của bệnh lao da và mô dưới da rất đa dạng như nốt sần, sần viêm, loét da mạn tính.

Các yếu tố ảnh hưởng đến tổn thương lao da và mô dưới da:

Độc lực của trực khuẩn.
Số lượng của trực khuẩn.
Sức đề kháng của người bệnh: đại đa số những người bị bệnh lao da thể hiện dị ứng với tuberculin hoặc BCG. Trong lao nặng thì phản ứng này là âm tính.
Nghiện rượu, dinh dưỡng kém, mắc các bệnh mạn tính hoặc giảm miễn dịch làm cho bệnh trầm trọng hơn.
Hiện nay với sự phát triển của y học tiên tiến, công tác vệ sinh được cải thiện, bệnh lao da có cơ hội được điều trị và con người cũng có thể phòng tránh được căn bệnh quái ác này nhờ vaccin BCG.

2. Triệu chứng lao da và mô dưới da

Biểu hiện lâm sàng của bệnh lao da và mô dưới da rất đa dạng như nốt sần, sần viêm, loét da mạn tính… cùng các tổn thương khác. Các biến thể của bệnh lao da được phân loại tùy thuộc vào số lượng vi khuẩn trên da, chủ yếu gồm các loại như Tuberculosis Verrucosa Cutis với đặc điểm tăng trưởng dạng mụn cóc ở đầu gối, bàn tay, khuỷu tay, bàn chân và mông.

Lupus lao là thể lao da và mô dưới da thường gặp nhất, chiếm tỷ lệ khoảng từ 50 – 70 %, thường thấy ở lứa tuổi thanh thiếu niên.

Lupus Vulgaris, đây là dạng tiến triển và tồn tại dai dẳng của lao da, biểu hiện bằng nốt sần thường nhỏ, màu nâu đỏ, tồn tại trong nhiều năm, không tự biến mất, có khả năng biến dạng, loét …

Dạng lao da xơ cứng, do vi khuẩn lao trực tiếp xâm nhiễm vào các hạch bạch huyết, khớp hoặc xương, thường có liên quan đến bệnh lao phổi, không đau nhưng có thể gây loét da dạng hạt. Ngoài ra còn có lao da Miliary Tuberculosis, biến thể từ nhiễm trùng từ lao phổi hay các cơ quan và mô khác qua đường máu. Bệnh nhân lao da và mô dưới da thường bị suy giảm hệ miễn dịch như HIV/AIDS, ung thư, tiểu đường… lupus lao phẳng, lupus lao vẩy nến, lupus lao loét …

Bệnh lao da và mô dưới da có nhiều thể bệnh đa dạng khác nhau cụ thể:

Săng lao nguyên phát

Nhiễm trực tiếp trực khuẩn lao từ nguồn bên ngoài vào da hoặc niêm mạc sẽ tạo thành săng lao. Thường gặp chủ yếu ở trẻ em. Nhiễm trùng có thể xảy ra sau khi xỏ khuyên, xăm mình hoặc vết thương xuyên da khác. Mặt, tay và chân là những vị trí phổ biến nhất có liên quan. Săng lao xuất hiện 1-4 tuần sau khi nhiễm, ban đầu xuất hiện dưới dạng sẩn cứng màu đỏ, sau đó trở thành vết loét nông không đau với đáy dạng hạt và mép lõm. Tổn có thể lan rộng theo đường bạch huyết của da tạo nên hình ảnh sporotrichoid đặc trưng.

Tái nhiễm và tái phát lao da

Lupus vulgaris là biểu hiện phổ biến nhất của bệnh lao da tái nhiễm. Bất kỳ vị trí da nào cũng có thể bị ảnh hưởng, nhưng đầu và cổ là những vị trí bị ảnh hưởng phổ biến nhất.

- Lupus vulgaris:

Sang thương thường đơn độc nhưng cũng có thể xảy ra ở 2 vị trí khác nhau trên cơ thể. Khoảng 90% ở mặt và cổ. Thường bắt đầu ở mũi, má, dái tai, da đầu sau đó từ từ lan ra các vùng lân cận.

Sang thương ban đầu là những sẩn, dát màu nâu đỏ, mềm, bề mặt nhẵn hoặc tăng sừng, tiến triển chậm. Có thể hình thành sang thương mới trong các sẹo cũ.

Sang thương do lupus lao hiếm khi lành hoàn toàn nếu không được điều trị.Nếu không điều trị có thể để lại di chứng nặng nề như dị dạng ,sẹo teo carcinoma.

- Lao cóc

Tổn thương không điển hình, bắt đầu nhỏ, thường là mảng sùi, giống mụn cóc, màu đỏ tím , viêm nhẹ, tiến triển ly tâm, khuynh hướng lành sẹo ở trung tâm, bóp đau ở rìa, tăng sừng. Thường xuất hiện ở bàn tay, đầu gối, mắt cá chân, mông. Tổn thương tiến triển chậm. Nếu không điều trị, các tổn thương này có thể tồn tại đến nhiều năm.

Nhiễm lao lan tỏa trong máu:

Áp xe lao di căn (gôm lao) là do sự lây lan theo đường máu đến da ở trẻ em và người lớn bị suy giảm miễn dịch, nhưng biểu hiện dưới dạng nốt dưới da hoặc áp xe lạnh ở một đầu chi. Lớp da bên trên vỡ ra tạo thành vết loét với các xoang và lỗ rò.

Xâm lấn vào da từ ổ nhiễm trùng tiềm ẩn

Scrofuloderma theo sau sự xâm lấn trực tiếp của da từ bệnh lao vào hạch bạch huyết hoặc xương bên dưới, thường liên quan đến lao phổi. Các vị trí phổ biến nhất có liên quan là quanh cổ và dưới đường viền hàm.

3. Lao da và mô dưới da có lây không?

Thông thường, lao da thường là dạng phát triển từ trực khuẩn được di chuyển từ các cơ quan nội tạng đến da, rất hiếm xâm nhập trực tiếp từ bên ngoài. Nói cách khác, lao da nguyên phát là rất hiếm, thường là biến thể từ nhiều loại lao khác, như lao phổi, lao hạch…Một số con đường lây truyền của vi khuẩn lao đến da như đường máu, đường lympho.

Ngoài ra, lao da và mô dưới da còn có khả năng lây nhiễm từ người này sang người khác qua sự tiếp xúc trực tiếp đó là các vết thương hở trên da và niêm mạc.

4. Phòng ngừa lao da và mô dưới da

Có thể áp dụng các biện pháp sau để phòng tránh bệnh lao, bao gồm cả bệnh lao da và mô dưới da:

Hạn chế tiếp xúc với những bệnh nhân bị bệnh lao và đang trong quá trình điều trị lao;
Tiêm vaccin phòng bệnh lao BCG theo chương trình tiêm chủng quốc gia;
Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh, đầy đủ chất dinh dưỡng kết hợp rèn luyện cơ thể để tăng cường sức đề kháng;
Từ bỏ thuốc lá, không uống rượu bia và không sử dụng các chất kích thích;
Khi có triệu chứng bất thường nghi mắc bệnh lao, cần đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị;
Trong trường hợp chẩn đoán mắc bệnh lao, bệnh nhân cần tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ, đồng thời thực hiện các biện pháp tránh lây nhiễm ra cộng đồng.

5. Điều trị lao da và mô dưới da

Nguyên tắc điều trị lao da là nâng cao thể trạng, chăm sóc tại chỗ, kháng sinh điều trị lao … theo đúng phác đồ của Bộ Y tế.

Cũng như điều trị lao phổi, việc điều trị lao da cần phối hợp nhiều loại thuốc khác nhau (đa hóa trị liệu). Tùy theo từng trường hợp cụ thể để chỉ định các phác đồ phù hợp với từng cá thể.

Lưu ý, thời gian điều trị là 6 tháng, đối với những ngƣời bệnh mắc hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải, thời gian điều trị là 9 tháng. Trong quá trình điều trị cần theo dõi chức năng gan, thận, công thức máu và soi đáy mắt.

Đối với trường hợp lupus lao hoặc lao sùi, có thể áp dụng các biện pháp khác nhau để xóa bỏ thương tổn như đốt điện, laser CO2, hoặc áp nitơ lỏng. Đối với các trường hợp loét hoại tử thì làm sạch tổn thương đóng vai trò quan trọng, làm vết thương hàn gắn nhanh.

Chính vì vậy người bệnh ngoài tuân thủ chỉ định của thầy thuốc cần phải có một chế độ ăn uống, dinh dưỡng tốt, nâng cao thể trạng.

Để điều trị hiệu quả, người bệnh ngoài tuân thủ chỉ định của thầy thuốc cần phải có một chế độ ăn uống, dinh dưỡng tốt, nâng cao thể trạng.

Bs. Lê Trung Hà

Nguồn SK&ĐS: https://suckhoedoisong.vn/lao-da-va-mo-duoi-da-nguyen-nhan-bieu-hien-cach-dieu-tri-va-phong-benh-169250407163653988.htm