Lầu Năm Góc muốn bắt đầu cho loại biên siêu tiêm kích F-22

Lầu Năm góc muốn cho loại biên siêu tiêm kích tàng hình F-22, được đưa vào hoạt động cách đây chưa lâu, vì kinh phí bảo dưỡng và sử dụng quá cao.

Trong nhiều dấu hiệu mới nhất cho thấy, máy bay chiến đấu F-22 Raptor, được coi là hiện đại nhất và đắt nhất của Mỹ, ngày càng không được Lầu Năm Góc ưu ái. Quân đội Mỹ đã công bố kế hoạch, bắt đầu cho F-22 ngừng hoạt động trong biên chế, chuyển hàng chục chiếc về kho niêm cất.

Trong nhiều dấu hiệu mới nhất cho thấy, máy bay chiến đấu F-22 Raptor, được coi là hiện đại nhất và đắt nhất của Mỹ, ngày càng không được Lầu Năm Góc ưu ái. Quân đội Mỹ đã công bố kế hoạch, bắt đầu cho F-22 ngừng hoạt động trong biên chế, chuyển hàng chục chiếc về kho niêm cất.

Trợ lý Ngân sách của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, Thiếu tướng James Peccia nhấn mạnh rằng, chi phí và điều kiện bảo dưỡng khắc nghiệt, cũng như chi phí nâng cấp khung máy bay và sử dụng rất cao; đã “tạo điều kiện” cho việc loại dần F-22 ra khỏi biên chế.

Trợ lý Ngân sách của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, Thiếu tướng James Peccia nhấn mạnh rằng, chi phí và điều kiện bảo dưỡng khắc nghiệt, cũng như chi phí nâng cấp khung máy bay và sử dụng rất cao; đã “tạo điều kiện” cho việc loại dần F-22 ra khỏi biên chế.

F-22 từng là một trong những máy bay chiến đấu gây tranh cãi nhất trong lịch sử Không quân Mỹ, được đưa vào phục vụ vào cuối tháng 12/2005; nhưng lệnh ngừng sản xuất được đưa ra chưa đầy 4 năm sau đó, với số lượng sản xuất rất nhỏ so với kế hoạch ban đầu.

F-22 từng là một trong những máy bay chiến đấu gây tranh cãi nhất trong lịch sử Không quân Mỹ, được đưa vào phục vụ vào cuối tháng 12/2005; nhưng lệnh ngừng sản xuất được đưa ra chưa đầy 4 năm sau đó, với số lượng sản xuất rất nhỏ so với kế hoạch ban đầu.

Mặc dù chiến đấu cơ F-22 đã được các nhà sản xuất và lãnh đạo Bộ Quốc phòng Mỹ quảng bá rộng rãi, là máy bay chiến đấu chiếm ưu thế trên không hàng đầu thế giới; nhưng nó cũng chưa có cơ hội chứng minh khả năng của mình, qua thực chiến.

Mặc dù chiến đấu cơ F-22 đã được các nhà sản xuất và lãnh đạo Bộ Quốc phòng Mỹ quảng bá rộng rãi, là máy bay chiến đấu chiếm ưu thế trên không hàng đầu thế giới; nhưng nó cũng chưa có cơ hội chứng minh khả năng của mình, qua thực chiến.

Gần đây nhất là vào tháng 5/2021, khi Tư lệnh lực lượng Không quân Mỹ Charles Brown Jr tuyên bố rằng, F-22 sẽ không còn là một phần trong tương lai của Không quân Mỹ; trong khi F-15 và F-16, ra đời từ những năm 1970, sẽ tiếp tục có mặt.

Gần đây nhất là vào tháng 5/2021, khi Tư lệnh lực lượng Không quân Mỹ Charles Brown Jr tuyên bố rằng, F-22 sẽ không còn là một phần trong tương lai của Không quân Mỹ; trong khi F-15 và F-16, ra đời từ những năm 1970, sẽ tiếp tục có mặt.

Lý do mà Không quân Mỹ phải loại biên sớm F-22, đó là khó khăn khi nâng cấp, đồng thời yêu cầu bảo trì cực cao; trong khi đó, nó cũng không có quá nhiều ưu điểm, khi so sánh với các máy bay chiến đấu mới nhất, dễ sử dụng hơn nhiều như F-35 và F-15EX.

Lý do mà Không quân Mỹ phải loại biên sớm F-22, đó là khó khăn khi nâng cấp, đồng thời yêu cầu bảo trì cực cao; trong khi đó, nó cũng không có quá nhiều ưu điểm, khi so sánh với các máy bay chiến đấu mới nhất, dễ sử dụng hơn nhiều như F-35 và F-15EX.

F-22 là một trong hai máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ năm của phương Tây, tuy nhiên F-22 được phát triển dưới thời chiến tranh Lạnh và được đưa vào sản xuất trước F-35. Nếu F-22 là chiến đấu cơ dự kiến thay thế những chiến đấu cơ hạng nặng F-14 và F-15, thì F-35 sẽ thay thế chiến đấu cơ hạng nhẹ và hạng trung F-16 và F/A-18.

F-22 là một trong hai máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ năm của phương Tây, tuy nhiên F-22 được phát triển dưới thời chiến tranh Lạnh và được đưa vào sản xuất trước F-35. Nếu F-22 là chiến đấu cơ dự kiến thay thế những chiến đấu cơ hạng nặng F-14 và F-15, thì F-35 sẽ thay thế chiến đấu cơ hạng nhẹ và hạng trung F-16 và F/A-18.

Ý định ban đầu của Không quân Mỹ là dùng F-22 thay thế hoàn toàn số F-15 trong biên chế, giống như F-15 trước đây đã thay thế F-4 thế hệ thứ tư trước đó; nhưng các vấn đề khó khăn nảy sinh trong quá trình sản xuất F-22, chủ yếu là giá cả quá cao.

Ý định ban đầu của Không quân Mỹ là dùng F-22 thay thế hoàn toàn số F-15 trong biên chế, giống như F-15 trước đây đã thay thế F-4 thế hệ thứ tư trước đó; nhưng các vấn đề khó khăn nảy sinh trong quá trình sản xuất F-22, chủ yếu là giá cả quá cao.

Do vậy, trong quá trình 4 năm sản xuất, chỉ có một biến thể F-22 được phát triển (biến thể chiếm ưu thế trên không) và số lượng sản xuất, chỉ với một phần tư so với dự định ban đầu.

Do vậy, trong quá trình 4 năm sản xuất, chỉ có một biến thể F-22 được phát triển (biến thể chiếm ưu thế trên không) và số lượng sản xuất, chỉ với một phần tư so với dự định ban đầu.

F-22 đã ngừng sản xuất vào năm 2011, trong khi chiếc F-15 bay lần đầu tiên cách đây nửa thế kỷ (bay lần đầu vào năm 1972), vẫn được sản xuất cho đến ngày nay và có thể thấy loại máy bay này sản xuất gần một thập kỷ nữa, trên dây chuyền sản xuất với phiên bản F-15EX.

F-22 đã ngừng sản xuất vào năm 2011, trong khi chiếc F-15 bay lần đầu tiên cách đây nửa thế kỷ (bay lần đầu vào năm 1972), vẫn được sản xuất cho đến ngày nay và có thể thấy loại máy bay này sản xuất gần một thập kỷ nữa, trên dây chuyền sản xuất với phiên bản F-15EX.

Điều này là dấu hiệu cho thấy, chương trình F-22 không thể cung cấp sự thay thế khả thi cho F-15, vì trong khi F-22 ban đầu, được thiết kế để dễ bảo trì, nâng cấp và vận hành hơn so với F-15; nhưng nó đã không đạt được điều này.

Điều này là dấu hiệu cho thấy, chương trình F-22 không thể cung cấp sự thay thế khả thi cho F-15, vì trong khi F-22 ban đầu, được thiết kế để dễ bảo trì, nâng cấp và vận hành hơn so với F-15; nhưng nó đã không đạt được điều này.

F-22 ngày càng tụt hậu so với các tiêu chuẩn đặt ra, bởi các biến thể F-15EX mới nhất và đàn em F-35; thậm chí là các máy bay chiến đấu cạnh tranh ở nước ngoài như J-20 của Trung Quốc hay Su-57 của Nga.

F-22 ngày càng tụt hậu so với các tiêu chuẩn đặt ra, bởi các biến thể F-15EX mới nhất và đàn em F-35; thậm chí là các máy bay chiến đấu cạnh tranh ở nước ngoài như J-20 của Trung Quốc hay Su-57 của Nga.

Do F-22 thiếu các tính năng chính, như radar khẩu độ tổng hợp cho nhận thức tình huống; liên kết dữ liệu hiện đại, dùng cho các hoạt động tác chiến lấy mạng làm trung tâm hoặc máy ngắm gắn trên mũ bay, rất quan trọng cho chiến đấu trong tầm nhìn.

Do F-22 thiếu các tính năng chính, như radar khẩu độ tổng hợp cho nhận thức tình huống; liên kết dữ liệu hiện đại, dùng cho các hoạt động tác chiến lấy mạng làm trung tâm hoặc máy ngắm gắn trên mũ bay, rất quan trọng cho chiến đấu trong tầm nhìn.

Những hệ thống cảm biến của F-22, theo ghi nhận của các phi côngđiều khiển loại máy bay này, khi đối đầu với “đàn em” F-35, ngày càng được coi là lạc hậu, mặc dù F-35 là một máy bay nhẹ hơn nhiều và F-22 cũng đã được nâng cấp giữa vòng đời.

Những hệ thống cảm biến của F-22, theo ghi nhận của các phi côngđiều khiển loại máy bay này, khi đối đầu với “đàn em” F-35, ngày càng được coi là lạc hậu, mặc dù F-35 là một máy bay nhẹ hơn nhiều và F-22 cũng đã được nâng cấp giữa vòng đời.

Việc F-22 bị loại biên, trước cả những chiếc máy bay chiến đấu F-15C cuối cùng, được sản xuất trong thập niên 1970, là dấu hiệu rất rõ ràng về quan điểm của Lầu Năm góc, đối với tương lai của F-22 và sự thiếu thành công của chương trình.

Việc F-22 bị loại biên, trước cả những chiếc máy bay chiến đấu F-15C cuối cùng, được sản xuất trong thập niên 1970, là dấu hiệu rất rõ ràng về quan điểm của Lầu Năm góc, đối với tương lai của F-22 và sự thiếu thành công của chương trình.

Vẫn còn phải chứng kiến mức độ thành công của F-32 và F-15EX cũng như chương trình phát triển máy bay chiến đấu hệ thứ sáu, thay thế tất cả số máy bay hiện có. Tuy nhiên việc cho loại biên sớm một loại chiến đấu cơ, từng được kỳ vọng, đó là sự công nhận thất bại, của chương trình vũ khí công nghệ cao đầy tốn kém của Lầu Năm góc.

Vẫn còn phải chứng kiến mức độ thành công của F-32 và F-15EX cũng như chương trình phát triển máy bay chiến đấu hệ thứ sáu, thay thế tất cả số máy bay hiện có. Tuy nhiên việc cho loại biên sớm một loại chiến đấu cơ, từng được kỳ vọng, đó là sự công nhận thất bại, của chương trình vũ khí công nghệ cao đầy tốn kém của Lầu Năm góc.

Tiến Minh (theo CNN)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/quan-su/lau-nam-goc-muon-bat-dau-cho-loai-bien-sieu-tiem-kich-f-22-1682786.html