Lễ hội giỗ tổ nghề gốm được người dân làng Nam Diêu tổ chức thường niên vào ngày 9 và 10 Âm lịch hằng năm, nhằm tri ân công đức các bậc tiền nhân đã tạo dựng nghề gốm. Ảnh: Minh Hải
Đồng thời, lễ hội góp phần giáo dục con cháu, thế hệ trẻ của làng về cội nguồn, lịch sử, cũng như ý thức bảo tồn làng nghề truyền thống của tổ tiên truyền lại. Ảnh: Minh Hải
Những năm gần đây, bên cạnh phần lễ giỗ tổ được tổ chức trang nghiêm, thành kính theo nghi lễ truyền thống, thành phố Hội An cũng đầu tư vào tổ chức phần hội với nhiều hoạt động sáng tạo, hấp dẫn… Ảnh: Minh Hải
Lễ hội còn diễn ra các hoạt động giao lưu, trình diễn nghề giữa các nghệ nhân, thợ làng gốm và du khách; tổ chức các trò chơi dân gian, trưng bày sản phẩm nghề gốm… Ảnh: Minh Hải
Làng gốm Thanh Hà được thành lập khoảng thế kỷ 16, 17 do một số thợ thủ công từ Thanh Hóa, Nghệ An đến sinh sống làm ăn lập nên làng gốm. Ảnh: Minh Hải
Với giá trị tiêu biểu, nghề gốm Thanh Hà được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia vào năm 2019. Ảnh: Minh Hải
Hiện, làng gốm Thanh Hà trở thành điểm đến yêu thích của khách du lịch khắp nơi. Riêng năm 2023, tổng lượng khách mua vé tham quan làng gốm Thanh Hà đạt hơn 550.000 lượt, đạt doanh thu hơn 19 tỉ đồng. Ảnh: Minh Hải
Minh Hải