Lễ hội Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác 2023

Những cánh diều sáo 'khủng' được người dân huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) làm rất đẹp mắt để tham gia tranh tài tại Lễ hội Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác năm 2023.

Nằm trong chuỗi hoạt động Lễ hội Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác năm 2023, tại Khu Di tích Nhà thờ Đại Danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác ở xã Quang Diệm (huyện hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh) đã tổ chức hội thi trưng bày diều sáo Hải Thượng.

Nằm trong chuỗi hoạt động Lễ hội Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác năm 2023, tại Khu Di tích Nhà thờ Đại Danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác ở xã Quang Diệm (huyện hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh) đã tổ chức hội thi trưng bày diều sáo Hải Thượng.

Đây là một trong hoạt động nằm trong chuỗi Lễ hội Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác năm 2023.

Đây là một trong hoạt động nằm trong chuỗi Lễ hội Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác năm 2023.

Hội thi trưng bày những chiếc diều sáo do 11 xã trên địa bàn huyện sáng tạo, thiết kế. Mỗi xã sẽ làm một chiếc diều để trưng bày tại hội thi. Những chiếc diều này được làm theo bản gốc diều sáo của cụ Hải Thượng Lãn Ông.

Hội thi trưng bày những chiếc diều sáo do 11 xã trên địa bàn huyện sáng tạo, thiết kế. Mỗi xã sẽ làm một chiếc diều để trưng bày tại hội thi. Những chiếc diều này được làm theo bản gốc diều sáo của cụ Hải Thượng Lãn Ông.

Tương truyền, Lê Hữu Trác (1720-1791), biệt hiệu Hải Thượng Lãn Ông, trong thời gian ở quê mẹ huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh), ngoài nghiên cứu bốc thuốc chữa bệnh cứu ông còn có thú chơi diều sáo. Lúc còn sống, Lê Hữu Trác có lần nhắn gửi con cháu rằng khi thả diều, nếu diều đứt dây và rơi ở đâu thì sau này đặt mộ ông ở đó. Sau này, chiếc diều sáo đã rơi xuống ngọn núi Minh Tự, nay là thôn Hải Thượng, xã Sơn Trung, hiện quần thể mộ và di tích của Lê Hữu Trác đặt tại đây.

Tương truyền, Lê Hữu Trác (1720-1791), biệt hiệu Hải Thượng Lãn Ông, trong thời gian ở quê mẹ huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh), ngoài nghiên cứu bốc thuốc chữa bệnh cứu ông còn có thú chơi diều sáo. Lúc còn sống, Lê Hữu Trác có lần nhắn gửi con cháu rằng khi thả diều, nếu diều đứt dây và rơi ở đâu thì sau này đặt mộ ông ở đó. Sau này, chiếc diều sáo đã rơi xuống ngọn núi Minh Tự, nay là thôn Hải Thượng, xã Sơn Trung, hiện quần thể mộ và di tích của Lê Hữu Trác đặt tại đây.

Từ hàng trăm năm nay, người dân Hương Sơn (Hà Tĩnh) duy trì việc sản xuất và chơi diều sáo để gìn giữ nét đẹp văn hóa truyền thống của quê hương.

Từ hàng trăm năm nay, người dân Hương Sơn (Hà Tĩnh) duy trì việc sản xuất và chơi diều sáo để gìn giữ nét đẹp văn hóa truyền thống của quê hương.

Diều được làm từ tre, uốn cong hình bán nguyệt. Sáo làm bằng tre, đầu sáo làm bằng gỗ vàng tâm.

Diều được làm từ tre, uốn cong hình bán nguyệt. Sáo làm bằng tre, đầu sáo làm bằng gỗ vàng tâm.

 Một bộ sáo gắn vào diều được làm từ thân gỗ, cây tre hoặc nhôm rồi chế tác thành những ống có hình tròn. Người thợ sử dụng 2-3 ống được gắn cố định với nhau bằng ống tre nhỏ, sau đó gắn vào diều.

Một bộ sáo gắn vào diều được làm từ thân gỗ, cây tre hoặc nhôm rồi chế tác thành những ống có hình tròn. Người thợ sử dụng 2-3 ống được gắn cố định với nhau bằng ống tre nhỏ, sau đó gắn vào diều.

Ban tổ chức cuộc thi đặt ra quy định mỗi chiếc diều có chiều sải cánh không quá 3 m.

Ban tổ chức cuộc thi đặt ra quy định mỗi chiếc diều có chiều sải cánh không quá 3 m.

Trên cánh diều được sơn màu và viết chữ, vẽ họa tiết trang trí tùy theo ý tưởng của từng địa phương đặt ra.

Trên cánh diều được sơn màu và viết chữ, vẽ họa tiết trang trí tùy theo ý tưởng của từng địa phương đặt ra.

Những chiếc diều sau khi đưa đến cuộc thi trưng bày, mỗi địa phương sẽ cử đại diện thuyết trình về ý tưởng làm ra diều sáo.

Những chiếc diều sau khi đưa đến cuộc thi trưng bày, mỗi địa phương sẽ cử đại diện thuyết trình về ý tưởng làm ra diều sáo.

Lễ hội Hải Thượng Lãn Ông đã được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch công nhận là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia từ năm 2015. Sau 2 năm ngừng tổ chức do ảnh hưởng dịch bệnh, năm 2023, lễ hội được các cấp, ngành chỉ đạo thực hiện trở lại, từ ngày mồng 8 đến rằm tháng Giêng (trong đó chính hội diễn ra từ 13 đến 15 tháng Giêng).

Lễ hội Hải Thượng Lãn Ông đã được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch công nhận là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia từ năm 2015. Sau 2 năm ngừng tổ chức do ảnh hưởng dịch bệnh, năm 2023, lễ hội được các cấp, ngành chỉ đạo thực hiện trở lại, từ ngày mồng 8 đến rằm tháng Giêng (trong đó chính hội diễn ra từ 13 đến 15 tháng Giêng).

Hoài Nam

Nguồn Tiền Phong: https://tienphong.vn/le-hoi-hai-thuong-lan-ong-le-huu-trac-2023-post1507144.tpo