Lễ hội rước nước làng gốm Bát Tràng

Không chỉ nổi tiếng với nghề gốm - di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, Bát Tràng còn được biết đến như một ngôi làng mang những giá trị văn hóa, lịch sử đặc sắc, ẩn chứa qua các công trình kiến trúc đồ sộ, hoành tráng, những lễ hội và nghệ thuật ẩm thực độc đáo…

Lễ hội truyền thống làng cổ Bát Tràng là nơi lưu giữ những nét tinh hoa văn hóa dân tộc Việt Nam và trở thành dấu ấn văn hóa độc đáo, nơi người làng Bát Tràng tưởng nhớ công lao đức tổ nghề, tự hào về nghề gốm truyền thống cha ông truyền lại, gửi gắm ước vọng về cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

Lễ hội truyền thống làng cổ Bát Tràng là nơi lưu giữ những nét tinh hoa văn hóa dân tộc Việt Nam và trở thành dấu ấn văn hóa độc đáo, nơi người làng Bát Tràng tưởng nhớ công lao đức tổ nghề, tự hào về nghề gốm truyền thống cha ông truyền lại, gửi gắm ước vọng về cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

Lễ hội được tổ chức trong 3 ngày, 14, 15 và 16 tháng Hai Âm lịch với nhiều hoạt động hấp dẫn như rước nước, cúng tế và lễ hội văn nghệ, du khách được trải nghiệm và tham gia vào không khí vui tươi của làng gốm Bát Tràng...

Lễ hội được tổ chức trong 3 ngày, 14, 15 và 16 tháng Hai Âm lịch với nhiều hoạt động hấp dẫn như rước nước, cúng tế và lễ hội văn nghệ, du khách được trải nghiệm và tham gia vào không khí vui tươi của làng gốm Bát Tràng...

Theo đó, lễ rước nước, tắm bài vị, rước bài vị được diễn ra từ Miếu Bát Tràng và rước về Đình Bát Tràng, buổi lễ diễn ra trong không khí trang nghiêm với cờ phướn và kiệu đỏ rực rỡ. Mâm lễ dâng lên bề trên được gọi là Tam chính gồm 1 con trâu tơ thui béo, 1 con dê thui béo, 1 con heo sữa quay. Mâm cỗ bao gồm 6 mâm cỗ mặn và 4 mâm xôi.

Theo đó, lễ rước nước, tắm bài vị, rước bài vị được diễn ra từ Miếu Bát Tràng và rước về Đình Bát Tràng, buổi lễ diễn ra trong không khí trang nghiêm với cờ phướn và kiệu đỏ rực rỡ. Mâm lễ dâng lên bề trên được gọi là Tam chính gồm 1 con trâu tơ thui béo, 1 con dê thui béo, 1 con heo sữa quay. Mâm cỗ bao gồm 6 mâm cỗ mặn và 4 mâm xôi.

Trong sáng 14/2 (Âm lịch), dân làng dâng lễ Tam sinh (Trâu, Dê, Lợn ) sau đó hai đoàn rước thực hiện chương trình cấp thủy, rước nước và rước bộ. Đoàn cấp thủy, thực hiện nghi thức lấy nước dòng Nhị Hà vào chóe cúng dâng vào đại đình, dùng để cúng tế cả năm. Đoàn rước bộ, dâng hương tại Kim Trúc Tự, nhà thờ Bác Hồ, Đền Mẫu Bản Hương.

Trong sáng 14/2 (Âm lịch), dân làng dâng lễ Tam sinh (Trâu, Dê, Lợn ) sau đó hai đoàn rước thực hiện chương trình cấp thủy, rước nước và rước bộ. Đoàn cấp thủy, thực hiện nghi thức lấy nước dòng Nhị Hà vào chóe cúng dâng vào đại đình, dùng để cúng tế cả năm. Đoàn rước bộ, dâng hương tại Kim Trúc Tự, nhà thờ Bác Hồ, Đền Mẫu Bản Hương.

Ông Nguyễn Văn Hưng (nghệ nhân làng gốm Bát Tràng) cho biết: "Rước tam sinh duy nhất làng Bát Tràng chúng tôi mới có. Được làm lễ rước nguyên cả một Ông Trâu đấy là phải có chiếu của vua cho phép. Ngày xưa dân làng Bát Tràng có công nên được vua Tự Đức cho 4 chữ "Hiếu - Nghĩa - Cấp - Công" hiện nay đang được treo trong đình làng và từ đó, người dân làng gốm Bát Tràng cũng được phép rước Ông Trâu".

Ông Nguyễn Văn Hưng (nghệ nhân làng gốm Bát Tràng) cho biết: "Rước tam sinh duy nhất làng Bát Tràng chúng tôi mới có. Được làm lễ rước nguyên cả một Ông Trâu đấy là phải có chiếu của vua cho phép. Ngày xưa dân làng Bát Tràng có công nên được vua Tự Đức cho 4 chữ "Hiếu - Nghĩa - Cấp - Công" hiện nay đang được treo trong đình làng và từ đó, người dân làng gốm Bát Tràng cũng được phép rước Ông Trâu".

"Gần như làng nào trong đồng bằng Bắc Bộ cũng đều có lễ rước nước này. Mỗi một làng có một điều kiện khác nhau, như làng tôi gần sông nên sẽ ra sông lấy nước về để tế thánh còn những làng khác không có sông thì người ta có cái hồ rất rộng đằng trước cửa đình để người ta lấy nước mang về cúng thánh cả năm và mong ước của người dân là làm sao mưa thuận gió hòa cả năm, mùa màng tốt tươi, con cái học hành tiến bộ", ông Hưng cho biết thêm.

"Gần như làng nào trong đồng bằng Bắc Bộ cũng đều có lễ rước nước này. Mỗi một làng có một điều kiện khác nhau, như làng tôi gần sông nên sẽ ra sông lấy nước về để tế thánh còn những làng khác không có sông thì người ta có cái hồ rất rộng đằng trước cửa đình để người ta lấy nước mang về cúng thánh cả năm và mong ước của người dân là làm sao mưa thuận gió hòa cả năm, mùa màng tốt tươi, con cái học hành tiến bộ", ông Hưng cho biết thêm.

Lễ rước nước là nghi thức quan trọng nhất của lễ hội. Phần nghi lễ được thực hiện trang nghiêm trên phà giữa sông Hồng. Chủ tế lễ sau khi dâng lên thần sống sẽ đại diện cho nhân dân xin nước thiêng từ giữa sông Hồng và lọc qua tấm vải đỏ để rước về Đình cổ Bát Tràng.

Lễ rước nước là nghi thức quan trọng nhất của lễ hội. Phần nghi lễ được thực hiện trang nghiêm trên phà giữa sông Hồng. Chủ tế lễ sau khi dâng lên thần sống sẽ đại diện cho nhân dân xin nước thiêng từ giữa sông Hồng và lọc qua tấm vải đỏ để rước về Đình cổ Bát Tràng.

Nghi thức thả thuyền trong lễ rước nước được thực hiện giữa sông Hồng.

Nghi thức thả thuyền trong lễ rước nước được thực hiện giữa sông Hồng.

Trong 3 ngày lễ hội có tổ chức: Giao hiếu với 4 làng, Thi đấu thể thao Các trò chơi dân gian và 3 đêm liên hoan văn nghệ quần chúng. Thông qua Hội xuân truyền thống làng gốm, dân làng cầu mong mưa thuận gió hòa, quốc thái dân an, dân sinh an lành hạnh phúc, sản xuất tiêu thụ hanh thông, tăng cường khối đại đoàn kết…

Trong 3 ngày lễ hội có tổ chức: Giao hiếu với 4 làng, Thi đấu thể thao Các trò chơi dân gian và 3 đêm liên hoan văn nghệ quần chúng. Thông qua Hội xuân truyền thống làng gốm, dân làng cầu mong mưa thuận gió hòa, quốc thái dân an, dân sinh an lành hạnh phúc, sản xuất tiêu thụ hanh thông, tăng cường khối đại đoàn kết…

Hội làng cũng là dịp để người dân tưởng nhớ và tri ân công đức của các bậc Thánh Thần, Thành hoàng Làng và các bậc tiền nhân tiên tổ. Giáo dục truyền thống, đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, thể hiện lòng yêu quê hương, đất nước, niềm tự hào dân tộc, nâng cao nhận thức, trách nhiệm trong công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa gắn với phát triển du lịch, góp phần xây dựng quê gốm Bát Tràng ngày càng giàu đẹp văn minh.

Hội làng cũng là dịp để người dân tưởng nhớ và tri ân công đức của các bậc Thánh Thần, Thành hoàng Làng và các bậc tiền nhân tiên tổ. Giáo dục truyền thống, đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, thể hiện lòng yêu quê hương, đất nước, niềm tự hào dân tộc, nâng cao nhận thức, trách nhiệm trong công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa gắn với phát triển du lịch, góp phần xây dựng quê gốm Bát Tràng ngày càng giàu đẹp văn minh.

Đến với lễ hội làng nghề Bát Tràng, du khách không chỉ được tận hưởng vẻ đẹp và sự sôi động của một làng gốm truyền thống mà còn là cơ hội để học hỏi và khám phá miền di sản độc đáo, nơi tinh hoa hội tụ. Từ những công trình kiến trúc độc đáo, lễ hội truyền thống giàu bản sắc văn hóa đến trải nghiệm tinh hoa ngàn năm gốm Việt… Đây còn là cơ hội để mua sắm những sản phẩm gốm tinh xảo, được chế tác tỉ mỉ dưới bàn tay của những nghệ nhân tài hoa.

Đến với lễ hội làng nghề Bát Tràng, du khách không chỉ được tận hưởng vẻ đẹp và sự sôi động của một làng gốm truyền thống mà còn là cơ hội để học hỏi và khám phá miền di sản độc đáo, nơi tinh hoa hội tụ. Từ những công trình kiến trúc độc đáo, lễ hội truyền thống giàu bản sắc văn hóa đến trải nghiệm tinh hoa ngàn năm gốm Việt… Đây còn là cơ hội để mua sắm những sản phẩm gốm tinh xảo, được chế tác tỉ mỉ dưới bàn tay của những nghệ nhân tài hoa.

Lâm Thùy Dương

Nguồn Tiền Phong: https://tienphong.vn/le-hoi-ruoc-nuoc-lang-gom-bat-trang-post1622720.tpo