Lên phương án cho một số tình huống có thể xảy ra trong kỳ thi tốt nghiệp

GDVN- 'Để đảm bảo kỳ thi đạt 2 mục tiêu là an toàn và chất lượng, tỉnh cần tiếp tục rà soát công tác chuẩn bị, lên phương án cho một số tình huống có thể xảy ra'.

Đó là chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế về “công tác chuẩn bị tổ chức kỳ thi Trung học phổ thông năm 2020 và triển khai chương trình, sách giáo khoa mới ngày 18/7.

Lên nhiều phương án để đảm bảo kỳ thi an toàn

Theo ông Phan Thiên Định - Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế thì kỳ thi quốc gia 2020, địa phương này có 12.576 thí sinh dự thi.

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế. Ảnh: T.VY

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế. Ảnh: T.VY

Hiện tỉnh đã bố trí 35 điểm thi, chuẩn bị đầy đủ cơ sở vật chất, thiết bị, phương tiện cho kỳ thi, hồ sơ thi…

Phương án đảm bảo an toàn tại 35 điểm thi chính thức và 9 điểm thi dự phòng cũng đã được triển khai, trong đó có bố trí đầy đủ các camera ở khu vực chấm thi theo quy định của quy chế thi.

“Tỉnh đã lập nhiều đoàn đi kiểm tra thực tế cơ sở vật chất tại các điểm thi, nơi nhân sao đề thi, bảo quản bài thi, chấm thi... đảm bảo các điều kiện an toàn tuyệt đối.

Thi hay không thi Quốc gia?

Đồng thời, chuẩn bị đầy đủ tất cả các phương án dự phòng như: mưa lũ, cháy nổ, dịch bệnh... với tinh thần không để xảy ra sự cố bất thường mà không có phương án xử lý”, ông Định cho hay.

Về kỳ thi quốc gia 2020, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ yêu cầu địa phương phải thực hiện tốt việc đảm bảo kỳ thi đạt hai mục tiêu là an toàn và chất lượng.

Trong đó, các ngành liên quan cần tiếp tục rà soát công tác chuẩn bị, lên phương án cho một số tình huống có thể xảy ra.

Bộ trưởng cũng chỉ đạo sớm rà soát, bổ sung kiện toàn bộ máy trong Ban chỉ đạo kỳ thi cấp tỉnh. Đặc biệt là thực hiện tốt việc phân công trách nhiệm trong công tác tổ chức, gắn trách nhiệm cụ thể đối với người đứng đầu trong các khâu, tránh tình trạng chung chung.

Bám sát các chỉ đạo của Bộ, trong trường hợp có vướng mắc phải kịp thời báo cáo Bộ chỉ đạo xử lý, tránh để sai sót xảy ra.

Thừa Thiên Huế chọn sách giáo khoa ra sao?

Về công tác triển khai chương trình, sách giáo khoa mới, Sở Giáo dục và Đào tạo Thừa Thiên Huế cho biết, đã hoàn thành việc chọn sách giáo khoa lớp 1. Cụ thể, đã có 42/46 đầu sách của 5 nhà xuất bản được lựa chọn.

Hiện Thừa Thiên Huế đã hoàn tất việc lựa chọn sách giáo khoa lớp 1. Ảnh: T.VY

Hiện Thừa Thiên Huế đã hoàn tất việc lựa chọn sách giáo khoa lớp 1. Ảnh: T.VY

“Hiện ngành giáo dục tỉnh tiếp tục tập trung tập huấn giáo viên, chuẩn bị đầy đủ sách giáo khoa. Đặc biệt là rà soát cơ sở vật chất đảm bảo học 2 buổi/ngày đối với lớp 1.

Đồng thời, đẩy mạnh truyền thông về đổi mới giáo dục, đặc biệt là việc thực hiện thay sách lớp 1. Ưu tiên bố trí giáo viên giỏi, giáo viên đủ tiêu chuẩn tốt nhất để dạy lớp 1”, đại diện Sở Giáo dục cho hay.

Để thực hiện chương trình phổ thông mới trong thời gian tới, Bộ trưởng yêu cầu tỉnh cần quan tâm rà soát và triển khai xây dựng hai đề án.

Bộ Giáo dục sẽ không công bố đề minh họa thi quốc gia 2020

Đó là đề án cơ sở vật chất trường lớp cho giai đoạn 5 năm 2021 - 2025 và đề án về đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên. Sở Giáo dục cần phối hợp với Đại học Huế để hoàn thiện những đề án này.

Sau buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh, Bộ trưởng cùng đoàn công tác đã có chuyến thăm và làm việc với Đại học Huế.

THÀNH TRUNG

Nguồn Giáo Dục VN: https://giaoduc.net.vn/giao-duc-24h/len-phuong-an-cho-mot-so-tinh-huong-co-the-xay-ra-trong-ky-thi-tot-nghiep-post210927.gd