Lệnh cấm nhập hàng Australia của Trung Quốc phát huy tác dụng

Xuất khẩu hàng hóa chính của Australia sang Trung Quốc đã giảm vào tháng 11 khi các hạn chế thương mại của Bắc Kinh bắt đầu phát huy tác dụng, mặc dù các công ty đã chủ động chuyển hướng bán hàng sang các nước khác.

Rượu vang là một trong rất nhiều mặt hàng của Australia đang đối mặt với các đòn trừng phạt thương mại của Trung Quốc - Ảnh: AFP

Bài liên quan

Australia kêu gọi Trung Quốc tiếp nhận chuyên gia virus của WHO 'ngay lập tức'

Australia khiếu nại lên WTO về thuế lúa mạch của Trung Quốc

Trung Quốc trả đũa thương mại với Australia: Một mũi tên, nhắm hai đích

Australia quan ngại về lệnh cấm nhập khẩu than của Trung Quốc

Xuất khẩu tổng thể của Australia, bao gồm cả sang Trung Quốc, tăng nhẹ trong tháng 11 do xuất khẩu vàng không biến động tăng, nhưng xuất khẩu quặng sắt và than sang Trung Quốc đều giảm lần lượt 2,2% và 3,6% so với tháng 10.

Bất chấp giá quặng sắt đạt mức kỷ lục trong vài tháng qua, giá trị xuất khẩu quặng sắt giảm, cho thấy khối lượng xuất khẩu sẽ giảm. Theo Cục Thống kê Australia, lượng quặng sắt được vận chuyển sang Trung Quốc trong tháng 11 giảm 7% so với tháng 10.

Các nhà phân tích đã chỉ ra rằng thời tiết khắc nghiệt, đặc biệt là khi Australia đang bước vào mùa bão có thể ảnh hưởng đến các lô hàng thấp hơn trong tháng 10 và tháng 11.

Xuất khẩu than, vốn bị Trung Quốc cấm không chính thức, đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ năm 2016, nhà kinh tế Ben Udy của Capital Economics Australia và New Zealand cho biết.

Ông nói: “Việc xuất khẩu than sang Trung Quốc kém hiệu quả cho thấy các hạn chế của Trung Quốc đối với hàng nhập khẩu của Australia đang bắt đầu có hiệu quả”.

Tổng xuất khẩu sang Trung Quốc giảm 6,4% so với một năm trước đó, trong khi xuất khẩu sang các nước còn lại trên thế giới giảm 2,6%.

Các nhà phân tích cho biết thêm, áp lực giảm đối với xuất khẩu trong tháng 11 có thể tiếp tục trong những tháng tới, được giảm nhẹ bởi giá quặng sắt tiếp tục cao và việc chuyển hướng xuất khẩu than sang các nước khác.

Giá quặng sắt - cao nhất kể từ năm 2011 – ở mức khoảng 165 USD / tấn vào chiều thứ Năm (7/1) sau khi tăng lên gần 180 USD / tấn vào cuối năm ngoái, cao hơn gấp đôi so với giá hồi đầu năm 2020. Giá quặng sắt cao sẽ tiếp tục mang lại lợi nhuận cho các công ty khai thác của Australia ngay cả khi khối lượng xuất khẩu giảm.

Các nhà kinh tế Australia Hayden Dimes và David Plank của ANZ Research cho biết, xuất khẩu than đã chịu tác động bởi lệnh trừng phạt thương mại của Trung Quốc, nhưng phần lớn được giải cứu nhờ việc bán cho những nhà nhập khẩu thay thế.

“Bất chấp các hạn chế nhập khẩu của Trung Quốc, xuất khẩu than chỉ giảm nhẹ, cho thấy Australia cho đến nay đã có thể tìm được người mua thay thế”, các nhà kinh tế cho biết.

Trung Quốc và Australia đang ở trong tháng thứ chín của cuộc xung đột, khi Bắc Kinh áp đặt các lệnh cấm thương mại đối với một số mặt hàng xuất khẩu của Australia, bao gồm than, bông, tôm hùm và gỗ.

Trung Quốc cũng đánh thuế chống bán phá giá đối với rượu vang và lúa mạch của Australia, khiến các mặt hàng này không có khả năng cạnh tranh trên thị trường Trung Quốc, điều này đã dẫn đến giao dịch giữa hai đối tác thương mại lớn này chậm lại.

Tính đến tháng 6 năm ngoái, hai nước đạt kim ngạch thương mại hai chiều gần 240 tỷ đô la Úc (187 tỷ USD), dẫn đầu là xuất khẩu quặng sắt, than và khí đốt tự nhiên hóa lỏng.

Xung đột leo thang vào tháng 4/2002 sau khi Australia đi đầu trong việc thúc đẩy một cuộc điều tra quốc tế về nguồn gốc của virus corona mà không hỏi ý kiến Bắc Kinh.

Động thái này làm trầm trọng thêm căng thẳng giữa hai quốc gia vốn đã bị tổn hại vào năm 2018 khi Australia cấm công ty Huawei tham gia phát triển mạng 5G trong nước vì lý do an ninh quốc gia và thúc giục các quốc gia khác làm điều tương tự.

Các nhà ngoại giao và quan sát viên hy vọng hai nước có thể thiết lập lại mối quan hệ của họ bằng cuộc đối thoại cấp bộ trưởng giữa tân Bộ trưởng Thương mại Australia Dan Tehan và một người đồng cấp mới của Trung Quốc Wang Wentao.

Nhưng hôm thứ Năm (7/1), Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Australia Marise Payne lại tiếp tục đề cập đến chủ đề của cuộc điều tra về virus Corona, với yêu cầu Trung Quốc nên cho phép các quan chức của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) nhập cảnh “ngay lập tức”.

Đầu tuần này, người đứng đầu Tổ chức Y tế thế giới bày tỏ sự thất vọng khi Trung Quốc vẫn chưa cho phép một nhóm chuyên gia quốc tế về virus corona nhập cảnh.

Ông Payne nói: “Chúng tôi mong đợi những phát hiện từ phái bộ quốc tế đến Trung Quốc”.

Bộ trưởng Ngoại giao Payne đã đưa ra một tuyên bố hôm thứ Tư (6/1) rằng chính phủ Australia lo ngại về việc bắt giữ hơn 50 nhà lập pháp và nhà hoạt động ủng hộ dân chủ Hong Kong vào đầu ngày hôm đó, vì cáo buộc vi phạm luật an ninh quốc gia khi tổ chức và tham gia các cuộc bầu cử sơ bộ Hội đồng Lập pháp đã bị hoãn vào năm ngoái.

“Australia liên tục bày tỏ quan ngại rằng luật an ninh quốc gia mới của Trung Quốc đang làm xói mòn quyền tự chủ, các nguyên tắc dân chủ và pháp quyền của Hong Kong”, ông Payne nói.

Nguồn Công Luận: https://congluan.vn/lenh-cam-nhap-hang-australia-cua-trung-quoc-phat-huy-tac-dung-post112848.html