Leonardo da Vinci đã nghĩ ra kính áp tròng từ... 100 năm trước

Ra đời khoảng 100 năm trước, thế nhưng kính áp tròng xuất phát từ ý tưởng của nhà phát minh Leonardo da Vinci.

Một sự thật ít người biết rằng tuy chỉ mới ra đời khoảng 100 năm trước, thế nhưng kính áp tròng xuất phát từ ý tưởng của nhà phát minh Leonardo da Vinci. Ông đã từng vẽ phác họa ý tưởng này trong cuốn “Codex of the eye” của mình vào năm 1508 với việc nhấn chìm đầu một người xuống bát nước có thể làm thay đổi tầm nhìn của họ.

Một sự thật ít người biết rằng tuy chỉ mới ra đời khoảng 100 năm trước, thế nhưng kính áp tròng xuất phát từ ý tưởng của nhà phát minh Leonardo da Vinci. Ông đã từng vẽ phác họa ý tưởng này trong cuốn “Codex of the eye” của mình vào năm 1508 với việc nhấn chìm đầu một người xuống bát nước có thể làm thay đổi tầm nhìn của họ.

Cho đến năm 1636, sau khi xem xét bản thảo của Leonardo, nhà khoa học người Pháp có tên René Descartes đã đề xuất ra một ý tưởng khác, đó là đặt một ống thủy tinh chứa đầy nước tiếp xúc trực tiếp với giác mạc, đây cũng chính là lý do cho cái tên kính áp tròng. Phát minh của Descartes phần nào đã giúp người đeo cải thiện tầm nhìn, tuy nhiên thiết kế này lại khiến họ không thể chớp mắt được.

Cho đến năm 1636, sau khi xem xét bản thảo của Leonardo, nhà khoa học người Pháp có tên René Descartes đã đề xuất ra một ý tưởng khác, đó là đặt một ống thủy tinh chứa đầy nước tiếp xúc trực tiếp với giác mạc, đây cũng chính là lý do cho cái tên kính áp tròng. Phát minh của Descartes phần nào đã giúp người đeo cải thiện tầm nhìn, tuy nhiên thiết kế này lại khiến họ không thể chớp mắt được.

Đến năm 1801, nhà khoa học người Anh có tên Thomas Young đã tạo ra cặp kính áp tròng cơ bản dựa trên ý tưởng của Descartes bằng cách thay đổi thiết kế, giảm kích thước của ổng thủy tinh xuống chỉ còn 6,3 mm và dùng sáp để dán 2 ống chứa đầy nước vào trong nhãn cầu của mình.

Đến năm 1801, nhà khoa học người Anh có tên Thomas Young đã tạo ra cặp kính áp tròng cơ bản dựa trên ý tưởng của Descartes bằng cách thay đổi thiết kế, giảm kích thước của ổng thủy tinh xuống chỉ còn 6,3 mm và dùng sáp để dán 2 ống chứa đầy nước vào trong nhãn cầu của mình.

Đầu những năm 1880 được xem là giai đoạn cách mạng đối với kính áp tròng khi các công nghệ sản xuất, cắt và tạo hình thủy tinh đã giúp việc tạo ra tròng kính mỏng được dễ dàng hơn. Phải đến năm 1888, cặp kính áp tròng đầu tiên mới được tạo ra và lắp thành công bởi tiến sĩ Fick.

Đầu những năm 1880 được xem là giai đoạn cách mạng đối với kính áp tròng khi các công nghệ sản xuất, cắt và tạo hình thủy tinh đã giúp việc tạo ra tròng kính mỏng được dễ dàng hơn. Phải đến năm 1888, cặp kính áp tròng đầu tiên mới được tạo ra và lắp thành công bởi tiến sĩ Fick.

Những cặp kính áp tròng đầu tiên có trọng lượng nặng và phần kính này còn bao phủ toàn bộ tròng mắt khiến cho người đeo cảm thấy rất khó chịu và bị đau mắt chỉ sau vài giờ sử dụng.

Những cặp kính áp tròng đầu tiên có trọng lượng nặng và phần kính này còn bao phủ toàn bộ tròng mắt khiến cho người đeo cảm thấy rất khó chịu và bị đau mắt chỉ sau vài giờ sử dụng.

Vào cuối những năm 1920, nhờ vào sự tiến bộ công nghệ trong lĩnh vực gây mê và những cải tiến về vật liệu, sau hơn 75 năm cuối cùng ý tưởng tạo khuôn giác mạc của Sir John Herschel đã được thử nghiệm. Năm 1929, tiến sĩ Dallos và Istvan Komàromy đã hoàn thiện phương pháp tạo khuôn từ đôi mắt sống. Đó cũng chính là lần đầu tiên, con người đã có thể tạo ra kính áp tròng phù hợp với hình dạng thực tế của mắt.

Vào cuối những năm 1920, nhờ vào sự tiến bộ công nghệ trong lĩnh vực gây mê và những cải tiến về vật liệu, sau hơn 75 năm cuối cùng ý tưởng tạo khuôn giác mạc của Sir John Herschel đã được thử nghiệm. Năm 1929, tiến sĩ Dallos và Istvan Komàromy đã hoàn thiện phương pháp tạo khuôn từ đôi mắt sống. Đó cũng chính là lần đầu tiên, con người đã có thể tạo ra kính áp tròng phù hợp với hình dạng thực tế của mắt.

Năm 1930, công nghệ nhựa mới đã cho phép sản xuất kính áp tròng có trọng lượng nhẹ và trong suốt với nhiều ưu điểm như không thể vỡ, chống trầy, dễ uốn nắn và dễ sản xuất. Sự cải tiến vẫn chưa dừng lại khi vào năm 1950, George Butterfield - một bác sĩ nhãn khoa đã nảy ra ý tưởng về thiết kế tròng kính cong thay vì phẳng như lúc bấy giờ.

Năm 1930, công nghệ nhựa mới đã cho phép sản xuất kính áp tròng có trọng lượng nhẹ và trong suốt với nhiều ưu điểm như không thể vỡ, chống trầy, dễ uốn nắn và dễ sản xuất. Sự cải tiến vẫn chưa dừng lại khi vào năm 1950, George Butterfield - một bác sĩ nhãn khoa đã nảy ra ý tưởng về thiết kế tròng kính cong thay vì phẳng như lúc bấy giờ.

Đến năm 1988, nhằm phục vụ thị hiếu và nhu cầu của người tiêu dùng, những cặp kính áp tròng đổi màu đã ra đời. Nhờ đó, con người có thể dễ dàng thay đổi màu mắt yêu thích chỉ trong tích tắc.

Đến năm 1988, nhằm phục vụ thị hiếu và nhu cầu của người tiêu dùng, những cặp kính áp tròng đổi màu đã ra đời. Nhờ đó, con người có thể dễ dàng thay đổi màu mắt yêu thích chỉ trong tích tắc.

Cứ như vậy cho đến ngày nay, kính áp tròng liên tục được cải thiện để đáp ứng được các tiêu chí về thẩm mỹ và cả sự thoải mái cho người dùng. Trong ảnh là một cặp kính áp tròng thời kì đầu tiên to, thô kệch và rất nặng.

Cứ như vậy cho đến ngày nay, kính áp tròng liên tục được cải thiện để đáp ứng được các tiêu chí về thẩm mỹ và cả sự thoải mái cho người dùng. Trong ảnh là một cặp kính áp tròng thời kì đầu tiên to, thô kệch và rất nặng.

Kính áp tròng ngày nay hiện đại và tiện lợi hơn nhiều nhờ công nghệ tiến bộ. Không chỉ phục vụ thẩm mỹ mà còn giúp khắc phục các bệnh khúc xạ của mắt.

Kính áp tròng ngày nay hiện đại và tiện lợi hơn nhiều nhờ công nghệ tiến bộ. Không chỉ phục vụ thẩm mỹ mà còn giúp khắc phục các bệnh khúc xạ của mắt.

Hải Nam

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/khoa-hoc-cong-nghe/leonardo-da-vinci-da-nghi-ra-kinh-ap-trong-tu-100-nam-truoc-1495592.html