Mông Cổ, quốc gia châu Á có diện tích hơn 1,5 triệu km2 với dân số chỉ khoảng 3 triệu người, là điểm dừng chân đầy bất ngờ và thú vị cho du khách.
Hồ nước trong xanh, núi lửa, cồn cát trên sa mạc Gobi, tuần lộc ở taiga là những mảnh ghép không thể thiếu trong bức tranh thiên nhiên hùng vĩ, muôn vẻ của quốc gia lớn thứ hai thế giới không giáp biển.
Đến với Mông Cổ, du khách có thể tận mắt chiêm ngưỡng những vó ngựa xông pha trên các thảo nguyên mênh mông bát ngát, những đỉnh núi phủ tuyết sừng sững hay bức tượng Phật khổng lồ, tráng lệ.
Quảng trường Sukhbaatar (trước đây là quảng trường Thành Cát Tư Hãn) nằm ở trung tâm thủ đô Ulaanbaatar của Mông Cổ. Quảng trường được đặt theo tên người anh hùng cách mạng của Mông Cổ, nhà lãnh đạo quân sự Damdin Sükhbaatar ngay sau khi ông qua đời năm 1923.
Ngày nay, khoảng 30% dân số Mông Cổ vẫn là dân du mục nay đây mai đó. Họ sống rong ruổi trên các thảo nguyên bằng nghề chăn thả gia súc.
Mông Cổ rộng gấp 6 lần Vương Quốc Anh, di chuyển từ tỉnh này sang tỉnh khác phải mất vài ngày băng qua các thảo nguyên. Khoảng 45% người dân sống ở Ulaanbaatar - thủ đô và thành phố lớn nhất của Mông Cổ.
Một nghệ sĩ biểu diễn các bài hát truyền thống và nhảy bài ca truyền thống Tumen Ekh trong nhà hát. Tumen Ekh là tên một bài hát dài truyền thống mở đầu các lễ hội. Tumen Ekh có nghĩa là "thủ lĩnh của mười nghìn người".
Vào đầu xuân và cuối thu ở Mông Cổ, du khách có thể cảm nhận cả 4 mùa trong một ngày với nhiệt độ cao vào ban ngày và hạ thấp vào ban đêm.
Một trong những điểm thu hút khách du lịch đến với Mông Cổ là những tượng đài khổng lồ. Trong ảnh là tượng đài của Damdin Sükhbaatar, người lãnh đạo cuộc Cách mạng Nhân dân Mông Cổ năm 1921, nằm trên quảng trường Sükhbaatar ở trung tâm của Ulaanbaatar.
Tượng Thành Cát Tư Hãn cưỡi ngựa, một phần của Khu phức hợp Tượng Thành Cát Tư Hãn, là bức tượng cao 40 m. Nó nằm trên bờ Sông Tuul, cách phía đông thủ đô Ulaanbaatar 54 km, nơi theo truyền thuyết, ông đã tìm thấy một cây roi vàng.
Những ông đồng ở Mông Cổ. Shaman giáo là hình thức tôn giáo cổ xưa có các nghi lễ để giao tiếp với thế giới tự nhiên và thần linh. Một trong những nghi lễ diễn ra trong ngày hạ chí và vẫn tồn tại cho đến ngày nay.
Một gia đình Mông Cổ trong lều yurt. Lều yurt được dựng bằng khung gỗ phủ vải bạt bên ngoài, là nơi trú ngụ của người du mục Mông Cổ. Giữa lều có một bếp lò để nấu ăn và làm ấm căn phòng khi lạnh.
Naadam, lễ hội truyền thống ở Mông Cổ, được coi là sự kiện quan trọng trong năm. Vào ngày này, cả nước được nghỉ để tận hưởng kỳ nghỉ kéo dài 3 ngày, từ 11-13/7 hàng năm.
Một bảo tàng ngoài trời thuộc Công viên quốc gia "Mông Cổ của thế kỷ 13".
Một nghệ sĩ được trang điểm công phu và ấn tượng trong lễ hội Naadam.
Đài tưởng niệm Zaisan là tượng đài ở phía nam thủ đô Ulaanbaatar, nhằm tôn vinh những người lính Mông Cổ và Liên Xô bị giết trong Thế chiến II.
Ulaanbaatar (nghĩa là "Anh hùng đỏ") là thủ đô và thành phố lớn nhất của Mông Cổ với dân số hơn 1,3 triệu người.
Các đàn gia súc được chăn thả tự do ở Mông Cổ. Người Mông Cổ nuôi ngựa quan tâm đến màu da và tốc độ, cũng như sức mạnh, tính cách và giống nòi của nó.
Hà Lan
Ảnh: Sputnik