Lịch sử của khái niệm thiên tài

Danh từ thiên tài (Genius) đã được một tác giả La Mã là Plautus sử dụng như một khái niệm văn hóa từ hơn 2000 năm, vừa là một cán cân cân bằng xã hội lại vừa như một con dao hai lưỡi của phong trào dân chủ.

Einstein - “Thiên tài cuối cùng của các thiên tài”

Einstein - “Thiên tài cuối cùng của các thiên tài”

Bên cạnh quyền lực, và quyến rũ, một kẻ được mệnh danh là thiên tài có một sức mạnh siêu phàm, chứa trong bản thân những bí mật của vũ trụ, một sức mạnh có sức hủy diệt lớn.

Vì thế, những thiên tài trong thời La Mã cổ đại ngoài tính cách điên rồ, lập dị, bản năng tình dục mạnh mẽ còn được các lực lượng bí ẩn ban cho các khả năng siêu phàm, quyền hạn thần thánh, được trao quyền để bước chân vào các bí mật của thế giới.

Họ giống như những hậu duệ tinh nhuệ của Thiên Chúa vậy. Vào thời Hy Lạp cổ đại, những ngôi sao sáng của thời đại - nhà thơ, nhà triết học, chính trị gia luôn là những hình mẫu nam giới tuyệt vời.

Khái niệm thiên tài, từ thời cổ đại đến nay đã chiếu một quang phổ rộng lớn từ nhà thơ, nhà triết học, nghệ sĩ, các nhà khoa học, nhà phát minh, nhà soạn nhạc, nhà chiến lược quân sự, doanh nhân và thậm chí một con ngựa.

Năm 1938, tạp chí danh tiếng Time đưa “Kẻ hủy diệt” Adolf Hitler lên bục vinh quang “Người đàn ông của năm”, tức là ngang hàng với một thiên tài

Đến thời đại mà các huấn luyện viên bóng đá hay các ngôi sao nhạc rock cũng được gọi là thiên tài, nghĩa gốc của danh xưng này đã dần mai một.

Giờ đây, thiên tài chỉ còn chỉ những cá nhân có tính ưu việt vượt trội, không có đối thủ và không nghi ngờ gì nữa, có khả năng bất chấp thời gian.

Tuy nhiên, dường như danh từ Thiên tài ngày càng bị ám ảnh, lạm dụng dễ dãi và sử dụng dễ dãi. Thậm chí vào năm 1938, tạp chí danh tiếng Time còn đưa “Kẻ hủy diệt” Adolf Hitler lên bục vinh quang “Người đàn ông của năm”, tức là ngang hàng với một thiên tài, không khác gì gián tiếp cổ xúy cho hành động tàn sát ghê rợn nhất trong lịch sử.

Có lẽ Albert Einstein là một hiện thân hoàn hảo nhất của khái niệm thiên tài trong nghĩa gốc cũng như phù hợp với tinh thần hiện đại, một dạng “tinh hoa thiên tài hiện đại”. “Tôi muốn biết làm thế nào Thiên Chúa tạo ra thế giới” - Einstein từng phát biểu.

Muốn đánh giá đúng vai trò của thiên tài trong thế giới hiện đại, mỗi chúng ta phải hiểu thiên tài là sản phẩm cuối cùng của khát vọng của những người bình thường.

Khao khát sự cứu rỗi của các thiên tài với một sự tôn thờ như nhất, họ không hề biết rằng tác giả của thiên tài chính là bản thân mình. Mặc dù không thể phủ nhận rằng thiên tài luôn có một cái gì đó đặc biệt, tuy nhiên rất khó nắm bắt được điều gì đó cụ thể.

Thực tế thiên tài góp phần tạo ra xã hội với sự độc đáo không thể bắt chước của họ. Họ khẳng định hình ảnh của mình bằng cách riêng chứ không chọn bước vào khuôn mẫu của sự tưởng tượng xã hội hay những hình mẫu đi trước.

Khái niệm thiên tài đạt đến độ tinh túy và nở rộ nhất vào thế kỷ 18 như một sự giác ngộ kỳ diệu. Các học giả đều đã công nhận sự xuất hiện của các nhân vật xuất chúng trong giai đoạn này là biểu hiện cao nhất của khái niệm Thiên tài.

Đó là nhờ tác động của chủ nghĩa tư bản với sự phát triển của tính thẩm mỹ cho mô hình thiên tài mới. Và lúc này, các thiên tài xuất hiện như đã được giao phó số phận của nền văn minh mới.

Họ trở thành trung gian giữa con người và thần linh, giúp thế giới tỉnh ngộ, kéo bức màn lộ ra một vũ trụ phong phú hơn, sâu sắc hơn, đặc biệt hơn và khủng khiếp hơn tưởng tượng trước đây.

Đó là các nhân vật như nhà thơ Byron, nhà soạn nhạc Beethoven, nhà toán học Poincaré, nhà bác học Edison. Thiên tài giống như một luồng ánh sáng soi tỏ bóng tối mông muội của loài người.

Thiên tài cũng là những người biết cách chạm vào vũ trụ, biết trước được tương lai và biết cách dạo bước vào linh hồn của mỗi con người.

Đến đầu thế kỷ XX, khái niệm thiên tài đã tiến thêm một bậc, trở thành một thẩm quyền, một phong trào văn hóa. Các bài kiểm tra IQ được phát minh.

Tư tưởng thờ phụng các nhà lãnh đạo như Stalin, Hitler ra đời. Các nhân vật như Einstein, Mark Twain trở thành những biểu tượng văn hóa lớn.

Dù vậy, những câu chuyện xung quanh bộ não huyền thoại của Einstein vẫn còn được lật lại, như một cách lý giải những bí mật của vũ trụ và vỗ về nhân loại trong cơn bấn loạn của thời đại.

Thiên tài của Einstein giống như một “trung hạn” của vũ trụ, con thoi giữa con người bình thường và các tầng trời, một cổng thông tin đến các thế lực huyền bí.

Năm 1958, nhà lý luận chính trị nổi tiếng Hannah Arendt trong bài một bài luận mang tính răn đe chống lại “sự truyền bá và thương mại hóa các khái niệm về thiên tài” đã chỉ ra sức mạnh của đồng tiền trong việc gây dựng hình tượng thiên tài.

Mặt khác, việc o bế khái niệm thiên tài ở quá nhiều lĩnh vực làm biểu hiện thực sự của những nhân vật xuất chúng trở nên vô hình hơn.

Cách đây hơn một thế kỷ, Ralph Waldo Emerson - Nhà viết tiểu luận, nhà thơ, triết gia người Mỹ và cũng là người đi đầu trong phong trào tự lực cánh sinh và triết lý siêu việt - từng nói: “Chúng ta kiếm ăn trên những thiên tài”.

Đúng như dự đoán, khái niệm thiên tài đã trở thành trở thành một văn hóa cực đoan, quá phổ biến trong xã hội hiện đại. Thiên tài thời trang, thiên tài kinh doanh và hàng trăm các lĩnh vực khác đều không thể thiếu các thiên tài.

Sự thiêng liêng của khái niệm này không còn tồn tại, trừ Einstein - “Thiên tài cuối cùng của các thiên tài”, người khổng lồ còn sót lại của một giai đoạn thần thánh. Thời đại của thiên tài đã biến mất và công dân của các nền dân chủ không biết nên thương tiếc hay hoan hỉ. Có lẽ là cả hai.

Theo PLXH

Nguồn GD&TĐ: http://giaoducthoidai.vn/khoa-hoc/lich-su-cua-khai-niem-thien-tai-79532-l.html