Lịch sử thú vị của toilet và giấy vệ sinh
Toilet và giấy vệ sinh ngày nay là 1 trong nhiều phát minh quan trọng trong lịch sử của loài người. Từ thời xa xưa, con người đã biết tận dụng những nguyên liệu sẵn có để chế tác ra nhiều vật dụng hữu ích.
Quá trình hình thành của toilet
Nhà vệ sinh được xem là một trong những phát minh khoa học thú vị nhất thế giới, là nơi mà trong đó có hệ thống thải dành cho các chất thải cơ thể như phân và nước tiểu. Ở một số vùng tại Việt Nam, người dân gọi nhà vệ sinh là “cầu tõm”. Danh từ này xuất phát từ thói quen của một số người dân thường ngồi trên một cầu tre bắc qua con mương để đại tiện. Tại một số vùng, người ta gọi là hố xí, nhà xí, chuồng xí.
Hiện nay, trên thế giới, chỉ có 63% toilet đủ tiêu chuẩn để sử dụng. Nhà vệ sinh đầu tiên được phát hiện là vào khoảng 3000 năm trước công nguyên. Vào thế kỷ 1 trước công nguyên, nhà vệ sinh công cộng đầu tiên được ra đời. Thời xa xưa, ở La Mã, những nhà vệ sinh thường được làm bằng đá và được xây nối thành dãy với nhau.
Năm 1596, John Harinton là người đã sáng tạo ra chiếc toilet giật nước đầu tiên trên thế giới. Năm 1775, ống chữ S được sáng chế để tránh tràn khí gas, sau này được đưa vào toilet. Năm 1800, toilet được lắp đặt ống thoát nước xuống cống. Cho đến năm 1836, Thomas Crapper tuy không phải người sáng chế ra toilet nhưng là người được công nhận bản quyền sáng chế và trở thành nhà kinh doanh toilet đầu tiên. Sau 15 năm – năm 1851, nhà vệ sinh thu phí lần đầu tiên xuất hiện với giá 1 cent/ lần sử dụng.
Lịch sử của giấy vệ sinh ngày nay
Người Trung Quốc là những người đầu tiên tạo ra giấy, và họ cũng là những người đầu tiên sử dụng giấy vệ sinh vào thế kỷ VI sau Công Nguyên. Tuy nhiên, giấy vệ sinh chỉ thực sự phổ biến từ thế kỷ 14 khi đức vua triều Minh tiến hành sản xuất loại sản phẩm này.
Năm 1393, triều đình đặt làm tới hơn 720.000 cuộn giấy phục vụ cho mục đích lau rửa ngai vàng, mỗi cuộn giấy dài tới 60-90cm tương đương gần 70.000 km2. Hoàng đế Hong Wu là người rất kỹ tính trong việc sử dụng giấy vệ sinh. Ông đã đặt 15.000 cuộn giấy siêu mềm và ướp thơm để sử dụng cho riêng mình.
Ở một số nơi trên thế giới việc “giải quyết” nhu cầu cá nhân thường diễn ra ở sông, suối và sau đó dùng tay và nước để vệ sinh. Vì vậy người Ấn Độ thường cho rằng hành động bốc thức ăn bằng tay trái là rất mất lịch sự vì tay trái thường được dùng để “vệ sinh” ngoài bờ sông. Ở các nước châu Âu ngày nay, giấy vệ sinh không được cho là biện pháp vệ sinh sạch sẽ nhất, người ta thường dùng xà phòng và nước cùng với chậu rửa chuyên dụng.
Hãng giấy vệ sinh Charmin đã mở một cuộc điều tra tại Mỹ cho biết, mỗi người Mỹ sử dụng 57 tờ giấy vệ sinh mỗi ngày, tương đương 99 tờ mỗi tuần, 1.996 tờ mỗi tháng, 19.152 tờ mỗi năm. Đến năm 80 tuổi, một người sẽ sử dụng tới 1.532.160 tờ giấy vệ sinh, chưa bao gồm các mục đích khác như lau dọn hay dùng để lau mũi khi cảm cúm.
Thông thường, giấy vệ sinh có màu trắng nhưng ở một số nơi trên thế giới, nó có màu hồng hoặc hồng đào, có thể được tạo độ ẩm hoặc có hương thơm. Thêm vào đó, có một số loại giấy rất thú vị như giấy ngụy trang dùng khi đi vào rừng, giấy Sudoku in trò giải đố số để chơi trong nhà vệ sinh, giấy vệ sinh 100 đô-la đắt đỏ hay giấy vệ sinh phát sáng để tiện lấy trong đêm.
Cuộn giấy lớn nhất thế giới thuộc về hãng Charmin với chiều cao 2,4m và đường kính 2,7m, được sản xuất trong dịp kỷ niệm ngày Giấy vệ sinh thế giới và được tổ chức kỷ lục thế giới công nhận. Cuộn giấy chứa hơn 92.000 m2 giấy tương đương 95.000 cuộn giấy thông thường.