Liên kết để gây dựng thương hiệu tinh bột sắn dây Đông Sơn

Các hộ dân ở thôn 2, xã Đông Sơn, thành phố Tam Điệp đã có kinh nghiệm trồng, chăm sóc, chế biến tinh bột sắn dây gần 20 năm nay. Hiện nay, để nâng cao chất lượng, xây dựng thương hiệu cho sản phẩm, nhiều hộ dân tại đây đã liên kết thành lập HTX sản xuất tiêu thụ tinh bột sắn dây an toàn Đông Sơn. Qua đó, giúp sản phẩm có chỗ đứng trên thị trường, có giá trị kinh tế cao hơn và phát triển bền vững.

Nông dân thôn 2, xã Đông Sơn thu hoạch và chế biến sắn dây.

Ở thành phố TamĐiệp, cây sắn dây được trồng rải rác khắp các xã, phường. Tuy nhiên, thôn 2, xãĐông Sơn có lẽ là nơi có kinh nghiệm và truyền thống trồng sắn dây lâu đơìnhất. Diện tích trồng sắn dây ở đây khá lớn, khoảng 15 ha với hàng chục hộ sảnxuất, mỗi hộ sở hữu từ 3-4 sào đến vài mẫu. Theo những người dân nơi đây, sắndây là loại cây dễ trồng, chịu hạn tốt, ít công chăm sóc, ít sâu bệnh, chi phíđầu tư thấp do tự nhân giống cho các vụ liền kề. Đặc biệt, loại cây này lại rấthợp với chất đất và điều kiện khí hậu ở vùng đất đồi Tam Điệp. Do vậy, sắn dâytrồng ở đây cho năng suất và chất lượng củ rất tốt. Bình quân mỗi sào cho thuhoạch trên dưới 1 tấn củ tươi, cứ mỗi tấn củ tươi chế biến được từ 1,3 - 1,8 tạtinh bột sắn dây thành phẩm đạt chuẩn. Với giá bán hiện tại dao động quanh mức120.000- 150.000 đồng/kg thì 1 sào sắn dây thu về khoảng 15-18 triệu đồng.

Mặc dù giá trịkinh tế từ cây sắn dây mang lại không hề nhỏ nhưng việc mở rộng diện tích trồnghay tăng quy mô chế biến lại không phải là chuyện dễ dàng với người dân trongvùng. Nhiều năm qua, gần 1/2 sản lượng củ sắn dây được trồng ra ở thôn 2, xãĐông Sơn phải bán tươi cho các thương lái nơi khác mua về chế biến. Nguyên nhânđược cho là do tinh bột sắn dây là sản phẩm thường được sử dụng uống trực tiếp.Do vậy, người tiêu dùng hết sức cẩn trọng khi mua, họ chỉ mua khi tin tưởng vàbiết rõ nguồn gốc xuất xứ. Điều này có nghĩa là sản phẩm tinh bột sắn dây ở đâyphần lớn chỉ bán được cho người quen, anh em, bạn bè mua làm quà cho người thânở xa. Khắc phục vấn đề nêu trên, xây dựng sản phẩm bột sắn dây Đông Sơn thànhmột thương hiệu có uy tín trên thị trường, năm 2018, 14 hộ nông dân trồng sắndây ở thôn 2 đã tập hợp lại cùng nhau thành lập HTX sản xuất tiêu thụ tinh bộtsắn dây an toàn Đông Sơn. Ông Vũ Tuấn Hoan, Giám đốc HTX cho biết: Sau khi thànhlập, được sự hỗ trợ từ Phòng Kinh tế thành phố, Liên minh HTX tỉnh, Hội Nôngdân tỉnh, HTX đã thực hiện điều tra, thống kê sơ bộ diện tích cây sắn dây đượctrồng trên địa bàn. Tiến hành tổ chức lại sản xuất từ chăm sóc, thu hoạch, chếbiến sản phẩm, đảm bảo nâng cao năng suất củ, chất lượng sản phẩm. Theo đó, yêucầu các thành viên trong HTX tuân thủ nghiêm ngặt các quy trình trồng, chămsóc, tuyệt đối không sử dụng phân bón hóa học, không sử dụng thuốc trừ cỏ haybất kỳ hóa chất bảo vệ thực vật, thuốc kích thích nào khác. Ngoài ra, chúng tôicũng đưa một số mẫu nước, mẫu thành phẩm tinh bột đi kiểm định, phân tích, đánhgiá về chất lượng. Kết quả, HTX đã được trao giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiệnan toàn thực phẩm của Phòng Kinh tế thành phố Tam Điệp.

Mùa thu hoạch sắndây 2020 này, nhiều nông dân ở thôn 2, xã Đông Sơn thực sự phấn khởi bởi câysắn dây cho năng suất tốt và sản phẩm tinh bột sắn dây của họ đã bước đầu cótên tuổi, có chỗ đứng trên thị trường, việc tiêu thụ vì thế cũng dễ dàng hơn.Ông Lê Thành Trung, một hộ dân cho biết: Gia đình tôi có 5.000 m2 chuyên trồngsắn dây. Năm nay, năng suất củ đạt khá, trung bình mỗi gốc đạt từ 8 tạ đến 1tấn củ. May mắn tham gia HTX, các thành viên hỗ trợ nhau về công lao động, máymóc nên khâu thu hoạch nhàn hơn trước rất nhiều. Tất cả các khâu từ rửa củ,nghiền, lọc lấy tinh bột, phơi sấy đều được thay thế dần bằng các loại máy móchiện đại nên đã giảm công lao động và nâng cao chất lượng sản phẩm. Hiện tôikhông bán củ tươi nữa mà đưa vào chế biến hết. Sản phẩm của chúng tôi làm rađều được gắn tem nhãn truy xuất nguồn gốc, có số điện thoại để người tiêu dùngcó thể phản ánh về chất lượng. Điều này, đòi hỏi mỗi người sản xuất như chúngtôi phải tỉ mỉ, cẩn trọng hơn trong sản xuất; nhưng ngược lại cũng giúp địnhvị, giữ gìn uy tín và danh tiếng cho sản phẩm, đảm bảo cho sự phát triển bềnvững sau này.

Bài, ảnh: HàPhương

Nguồn Ninh Bình: http://baoninhbinh.org.vn/lien-ket-de-gay-dyng-thuong-hieu-tinh-bot-san-day-iong-son-20200218081649430p2c20.htm