Liên kết phát triển du lịch 6 tỉnh miền Trung - Tây Nguyên

Chương trình liên kết hợp tác phát triển du lịch vùng duyên hải miền Trung - Tây Nguyên vừa được ngành Du lịch 6 tỉnh Bình Định, Đắk Lắk, Gia Lai, Quảng Ngãi, Kon Tum và Phú Yên tổ chức tại TP Quy Nhơn (Bình Định) để đánh giá kết quả triển khai trong năm 2024.

Đại biểu 6 tỉnh duyên hải miền Trung - Tây Nguyên trong nhóm liên kết phát triển du lịch chụp hình lưu niệm tại hội nghị sơ kết năm 2024. Ảnh: PHAN HIẾU

Đại biểu 6 tỉnh duyên hải miền Trung - Tây Nguyên trong nhóm liên kết phát triển du lịch chụp hình lưu niệm tại hội nghị sơ kết năm 2024. Ảnh: PHAN HIẾU

Lãnh đạo sở VHTT&DL, sở Du lịch các tỉnh đều có chung nhận định, việc liên kết vùng, phát triển sản phẩm liên vùng là tất yếu trong xu thế hiện nay. Những kết quả đạt được trong liên kết du lịch giữa 6 tỉnh trong thời gian qua là rất quan trọng, cần tiếp tục phát huy để việc liên kết đạt nhiều kết quả cụ thể hơn, hình thành những sản phẩm chiến lược đặc trưng liên vùng, trở thành trung tâm du lịch của cả nước.

Nhng kết qu quan trng

Giám đốc Sở Du lịch Bình Định Trần Văn Thanh cho biết: Triển khai chương trình hợp tác phát triển du lịch 6 tỉnh Bình Định, Đắk Lắk, Gia Lai, Quảng Ngãi, Kon Tum và Phú Yên trong năm 2024, các địa phương trong nhóm thường xuyên trao đổi thông tin, chia sẻ kinh nghiệm quản lý nhà nước về du lịch; tích cực phối hợp, hỗ trợ nhau trong tuyên truyền, quảng bá xúc tiến du lịch tại các hội nghị, các sự kiện văn hóa, thể thao, du lịch do các tỉnh đăng cai tổ chức.

Các địa phương đã đẩy mạnh liên kết quảng bá du lịch tại các sự kiện, hội chợ như: Phối hợp xây dựng gian hàng chung 5 tỉnh Bình Định, Đắk Lắk, Gia Lai, Kon Tum, Quảng Ngãi với chủ đề “Đại ngàn Tây Nguyên giao hòa cùng biển cả” tại Ngày hội du lịch TP Hồ Chí Minh năm 2024.

Không gian quảng bá xúc tiến du lịch chung của các tỉnh đã tạo nên bức tranh đầy màu sắc về các sản phẩm, dịch vụ, giá trị văn hóa của các địa phương liên kết thu hút hàng triệu lượt du khách trong và ngoài nước đến tham quan, góp phần quảng bá hình ảnh, tiềm năng đầu tư, thương mại và du lịch của từng địa phương; phối hợp xây dựng gian hàng quảng bá, xúc tiến du lịch 3 tỉnh Bình Định - Gia Lai - Phú Yên tại Tuần lễ Văn hóa - Du lịch Phú Yên năm 2024…

Cụm liên kết 6 tỉnh Bình Định, Đắk Lắk, Gia Lai, Quảng Ngãi, Kon Tum và Phú Yên là sự kết nối giữa các tỉnh ven biển vùng duyên hải miền Trung với các tỉnh Tây Nguyên - hai vùng đất với hai thế mạnh bổ trợ là “biển - rừng” tạo nên hành trình trải nghiệm “lên rừng - xuống biển” giúp phát huy tiềm năng, thế mạnh đặc trưng của từng địa phương, đồng thời hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình phát triển. Mỗi địa phương đều sở hữu nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn độc đáo, hấp dẫn, và việc kết nối những tài nguyên du lịch này thành các gói sản phẩm kích cầu du lịch nội địa là một nhiệm vụ quan trọng và cần thiết.

Phó Giám đốc Sở VHTT&DL Phú Yên Nguyễn Lê Vũ phát biểu tại hội nghị sơ kết liên kết vùng năm 2024 diễn ra ở Bình Định. Ảnh: PHAN HIẾU

Phó Giám đốc Sở VHTT&DL Phú Yên Nguyễn Lê Vũ phát biểu tại hội nghị sơ kết liên kết vùng năm 2024 diễn ra ở Bình Định. Ảnh: PHAN HIẾU

Thng thn ch ra hn chế

Chương trình liên kết hợp tác phát triển du lịch 6 tỉnh Bình Định, Đắk Lắk, Gia Lai, Quảng Ngãi, Kon Tum và Phú Yên năm 2024 đã thẳng thắn chỉ ra những hạn chế như: các hoạt động liên kết giữa 6 địa phương còn rời rạc, chưa được duy trì thường xuyên; hoạt động liên kết chỉ mới dừng lại ở việc tham gia các gian hàng chung; việc xây dựng hệ thống bộ nhận diện thương hiệu du lịch trong nhóm liên kết như: bản đồ du lịch, cẩm nang du lịch chung... và tổ chức các sự kiện xúc tiến quảng bá chung còn hạn chế.

Ngoài ra, các địa phương trong nhóm chưa liên kết tổ chức chuỗi sự kiện văn hóa du lịch chung để tạo thành sản phẩm du lịch liên vùng hấp dẫn, thu hút khách du lịch. Sự phối hợp giữa hiệp hội du lịch và các doanh nghiệp trong hợp tác, xây dựng, cung cấp những chương trình, sản phẩm du lịch đặc sắc, mang đậm dấu ấn vùng miền chưa được quan tâm đúng mức, hiệu quả chưa cao.

Thêm một hạn chế nữa là nguồn kinh phí cho các hoạt động quảng bá xúc tiến du lịch chung của các tỉnh trong nhóm liên kết tại các sự kiện xúc tiến quảng bá du lịch ở nước ngoài (theo kế hoạch Cục Du lịch quốc gia Việt Nam, Hiệp hội Du lịch Việt Nam) còn khó khăn, hạn hẹp, chưa có những cuộc xúc tiến quy mô, bài bản ra nước ngoài để thu hút khách quốc tế.

Một số tỉnh, doanh nghiệp du lịch hầu hết hoạt động quy mô nhỏ, nguồn vốn ít nên khó tham gia liên kết, xúc tiến, quảng bá, gặp gỡ trực tiếp đối tác tại các thị trường lớn; đa phần còn thụ động trong việc liên kết, kết nối thị trường. Hiệp hội du lịch không có kinh phí cũng như không kêu gọi được kinh phí từ các nguồn khác để tổ chức các chương trình xúc tiến, quảng bá sản phẩm.

Gii pháp nâng cao hiu qu chương trình liên kết

Khẳng định việc liên kết vùng là tất yếu, vấn đề đặt ra là làm thế nào để tiếp tục nâng cao hiệu quả liên kết, phát triển sản phẩm du lịch liên vùng.

Mỗi địa phương đều sở hữu nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn độc đáo, hấp dẫn và riêng có, việc kết nối những tài nguyên du lịch độc đáo của 6 địa phương để xâu chuỗi thành những gói sản phẩm kích cầu du lịch nội địa, quảng bá xúc tiến du lịch là việc làm rất cần thiết, là trách nhiệm của những nhà quản lý du lịch, của doanh nghiệp 6 tỉnh trong nhóm liên kết.

Theo TS Hà Văn Siêu, Phó Cục trưởng Cục Du lịch quốc gia Việt Nam, nhóm liên kết 6 tỉnh miền Trung - Tây Nguyên có thuận lợi khi các tỉnh đều có những đặc trưng, thế mạnh riêng và sự kết hợp giữa đại dương và đại ngàn. Các tỉnh duyên hải là cửa ngõ ra biển Đông của các tỉnh Tây Nguyên. Trong đó, Phú Yên có lợi thế là tỉnh trung tâm, kết nối với Gia Lai bằng quốc lộ 25, Đắk Lắk bằng quốc lộ 29, là trung điểm các tỉnh ven biển duyên hải Nam Trung Bộ trên trục Bắc - Nam, có đủ các loại hình giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy, hàng không.

Một thuận lợi quan trọng nữa là hầu hết các tỉnh trong vùng đều xác định du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn, đây là quyết tâm chính trị quan trọng, tạo nên những cơ chế đặc thù, ưu tiên. Nhờ vậy, thời gian qua, Phú Yên cũng như các tỉnh trong vùng liên kết luôn quan tâm ưu tiên dành nhiều nguồn lực để đầu tư, phát triển du lịch.

Cũng theo các chuyên gia du lịch, để mối liên kết vùng giữa các tỉnh, các doanh nghiệp trong khu vực thời gian tới đạt được kết quả tích cực và cụ thể hơn nữa cần tập trung vào một số nội dung trọng tâm. Đó là đẩy mạnh hợp tác xúc tiến, quảng bá du lịch giữa các tỉnh, giữa nhóm liên kết khu vực duyên hải miền Trung - Tây Nguyên với các vùng, tiểu vùng kinh tế khác trong cả nước và đẩy mạnh xúc tiến quảng bá ra nước ngoài, những thị trường tiềm năng; đẩy mạnh hợp tác phát triển nguồn nhân lực du lịch; phối hợp với Hiệp hội Du lịch Việt Nam tham gia các sự kiện do Cục Du lịch quốc gia Việt Nam tổ chức; giữa các tỉnh cần phát huy giá trị đặc trưng riêng có để hình thành và phát triển những sản phẩm du lịch liên vùng, bắt tay chặt chẽ trong quan hệ hợp tác giữa các doanh nghiệp với nhau…

Thời gian qua, du lịch các tỉnh duyên hải miền Trung - Tây Nguyên dần trở thành điểm đến mới thu hút đầu tư mạnh mẽ trong cả nước và thế giới. Đây là điều kiện thuận lợi để các tỉnh tiếp tục phát huy lợi thế vốn có của mỗi địa phương, tạo nên lợi thế chung của khu vực để thu hút khách du lịch trong nước và quốc tế.

TRẦN QUỚI - PHAN HIẾU

Nguồn Phú Yên: https://baophuyen.vn/377/324323/lien-ket-phat-trien-du-lich-6-tinh-mien-trung-tay-nguyen.html