Năm 2020 vừa qua là một năm đầy sự kiện đối với Quân đội Iran nói riêng và quốc gia hồi giáo này nói chung. Vào đầu năm, tướng Soleimani, chỉ huy lực lượng tình báo Iran, đã thiệt mạng trong một cuộc không kích bởi một máy bay không người lái của Mỹ. Vào cuối năm, nhà khoa học hạt nhân Fakrizade đã bị bị ám sát bằng súng máy tự động.
Trong suốt năm, đã có một số cuộc đối đầu ngoại giao giữa Mỹ và Iran, tình hình trong khu vực tiếp tục căng thẳng và triển vọng của thỏa thuận hạt nhân Iran là không rõ ràng. Bước sang năm 2021, các biện pháp trừng phạt bổ sung sẽ được áp đặt đối với Iran; cùng với đó, tàu chiến Mỹ liên tiếp xuất hiện tại Vùng Vịnh. Ảnh: Tàu chiến Mỹ tại Vùng Vịnh.
Trong bối cảnh như vậy, các lực lượng vũ trang Iran đã tổ chức 5 cuộc tập trận quân sự liên tiếp trong vòng nửa tháng; bắt đầu thực hiện các biện pháp để tăng lượng uranium làm giàu lên 20%, và công bố kế hoạch sản xuất uranium kim loại; Mỹ và Iran được xem là đang "khoe cơ bắp" và không "nhường nhịn" nhau.
Ngày 5/1 theo giờ địa phương, lực lượng quân đội Iran đã tổ chức cuộc tập trận tác chiến bằng máy bay không người lái, quy mô lớn đầu tiên. Mục đích nhằm kiểm tra khả năng trinh sát, tình báo và khả năng chiến đấu của các UAV, trong các tình huống thực chiến. Ảnh: Quân đội Iran tập trận.
Vào ngày 9/1, Quân đoàn Vệ binh Cách mạng Iran và lực lượng bán quân sự trực thuộc tổ chức dân quân Baschi, đã tổ chức cuộc tập trận "Qassim Soleimani", trên vùng biển của Vùng Vịnh. Đã có hơn 700 tàu tham gia cuộc tập trận, nhưng chủ yếu là tàu cao tốc loại nhỏ. Ảnh: Tàu tên lửa của Hải quân Iran trong cuộc tập trận Qassim Soleiman.
Ngày 13/1, trong cuộc diễn tập quân sự của Hải quân Iran, tàu hậu cần Mokran, được mệnh danh là tàu sân bay trực thăng lớn nhất của Iran, đã có màn ra mắt. Ngoài ra, tàu ngầm lớp Fatah đã phóng ngư lôi thành công và đánh trúng mục tiêu, chứng tỏ khả năng tấn công chính xác của Iran đối với các tàu địch.
Ngày 15/1, Lực lượng Vệ binh Cách mạng Iran đã tổ chức cuộc tập trận quân sự "Nhà tiên tri vĩ đại 15" tại khu vực sa mạc trung tâm và phóng thành công nhiều tên lửa đạn đạo. Theo tờ báo Mỹ Fox New, những tên lửa đã rơi trong vòng bán kính 160 km, xung quanh tàu sân bay lớp Nimitz của Hải quân Mỹ đang ở vùng Vịnh.
Ngày 19/1, Quân đội Iran đã tổ chức cuộc diễn tập quân sự Eqtedar (Strength) 99 trên bờ biển Macland, đông nam Iran; với sự tham gia của lực lượng Lục quân, các lữ đoàn phản ứng nhanh, Không quân chiến trường và Không quân Lục quân. Cuộc diễn tập thể hiện khả năng nhanh chóng đánh chiếm bờ biển của quân dù và lực lượng đặc nhiệm. Ảnh: Đặc nhiệm Iran trong cuộc diễn tập Eqtedar 99.
Một số nhà phân tích chỉ ra rằng, mục đích của các cuộc tập trận quân sự tập trung của Iran vừa qua, là nhằm đưa ra lời cảnh báo mạnh mẽ tới Mỹ: Bất kỳ hành động nào của quân đội Mỹ trong khu vực, đều nằm trong tay Iran; Iran có thể "ngay và luôn" phong tỏa Vịnh Ba Tư và eo biển "huyết mạch dầu khí Hormuz".
Bằng cách thể hiện sức mạnh quân sự, đây cũng là hành động để răn đe các nước "thù địch" với Iran trong khu vực. Đồng thời với lập trường cứng rắn, sẽ là màn "chủ động chào đón" chính phủ mới của Mỹ, để Iran có thể đạt được nhiều thuận lợi hơn, trong các cuộc đàm phán tiếp theo với Mỹ.
Nếu các cuộc diễn tập quân sự của Iran chủ yếu để "khoe cơ bắp", thì các căn cứ tên lửa dọc bờ Vùng Vịnh, do Vệ binh Cách mạng Iran công bố, đã giẫm lên “dây thần kinh” của các nước phương Tây. Iran tuyên bố, Chương trình tên lửa của Iran không còn chỗ để đàm phán và không thể gắn làm điều kiện trong thực hiện "Thỏa thuận hạt nhân Iran" mở rộng.
Từ lâu, Mỹ và một số nước châu Âu, Ả Rập Xê-út, Israel…đều hy vọng hạn chế chương trình tên lửa của Iran. Ứng viên Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ Anthony Brinken ngày 19/1 cho biết, mục tiêu để Chính phủ mới của Mỹ tham gia Thỏa thuận này, phải bao gồm các hạn chế đối với tên lửa của Iran và các hoạt động của Iran trong khu vực.
Tuy nhiên, liên quan đến chương trình tên lửa, tuyên bố của Iran luôn rõ ràng và cứng rắn, đó là “không chấp nhận đàm phán”. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Iran Khatibzad từng tuyên bố, chương trình tên lửa của Iran được xây dựng, phù hợp với chính sách quốc phòng của nước này, và vấn đề quốc phòng của Iran "không thể bị phản bội".
Bộ trưởng Ngoại giao Iran Zarif gần đây cũng tuyên bố rằng, hai vấn đề tên lửa và các hoạt động khu vực của Iran không được đưa vào thỏa thuận hạt nhân Iran vì Iran (vào thời điểm đó), đã chấp nhận lệnh cấm vận vũ khí trong 5 năm, tên lửa (đạn đạo) được duy trì trong 8 năm.
Hiện nay Iran nhấn mạnh rằng, Mỹ phải dỡ bỏ các lệnh trừng phạt với Iran trước. Trong khi đó Mỹ cho rằng, Iran cần phải thực hiện thỏa thuận hạt nhân trước. Hai bên đang vướng vào tranh cãi về việc, ai là người thực hiện trước.
Cả Mỹ và Iran sẽ không nhượng bộ nhau về vấn đề tên lửa và các chính sách khu vực. Mỹ và các đồng minh hy vọng, sẽ đưa chương trình tên lửa của Iran và các hoạt động của Iran trong khu vực, vào các cuộc đàm phán về thỏa thuận hạt nhân Iran. Tuy nhiên, Iran không sẵn sàng thỏa hiệp về vấn đề này.
Thỏa thuận hạt nhân Iran 2015 được ký kết sau nhiều năm đàm phán thất bại. Hiện tại, sau khi trải qua những xáo trộn, khi Mỹ rút khỏi thỏa thuận và nhiều trở ngại do chính quyền Trump để lại, chính quyền Biden có thể gặp khó khăn trong việc quay trở lại thỏa thuận hạt nhân Iran. Nguồn ảnh: IRNA.
Sức mạnh của lực lượng tên lửa chiến lược Iran đang sử dụng trong biên chế.
Tiến Minh