Liên Xô đã phá vòng vây của Đức ở Leningrad như thế nào?

Sau khi xâm lược Liên Xô vào tháng 6/1941, Đức đã tiến thẳng đến Leningrad, thành phố lớn thứ hai ở quốc gia rộng nhất thế giới...

Vào ngày 12/1/1943, Hồng Quân Liên Xô đã chọc thủng cuộc bao vây Leningrad của quân Đức, vốn đã kéo dài một năm rưỡi.

Vào ngày 12/1/1943, Hồng Quân Liên Xô đã chọc thủng cuộc bao vây Leningrad của quân Đức, vốn đã kéo dài một năm rưỡi.

Với điều này, lực lượng của Liên Xô đã tạo ra “một lỗ hổng” phá vỡ vòng vây của Đức, cho phép đưa thêm nhiều hàng tiếp viện dọc theo hồ Ladoga.

Với điều này, lực lượng của Liên Xô đã tạo ra “một lỗ hổng” phá vỡ vòng vây của Đức, cho phép đưa thêm nhiều hàng tiếp viện dọc theo hồ Ladoga.

Ngược dòng thời gian, sau khi xâm lược Liên Xô vào tháng 6/1941, Đức đã tiến thẳng đến Leningrad, thành phố lớn thứ hai ở quốc gia rộng nhất thế giới.

Ngược dòng thời gian, sau khi xâm lược Liên Xô vào tháng 6/1941, Đức đã tiến thẳng đến Leningrad, thành phố lớn thứ hai ở quốc gia rộng nhất thế giới.

Trong tháng 8, quân Đức tiếp cận từ phía Tây và phía Nam, bao vây thành phố và vô hiệu hóa đường sắt Leningrad – Moscow. Họ đã cố gắng chiếm Leningrad nhưng thất bại.

Trong tháng 8, quân Đức tiếp cận từ phía Tây và phía Nam, bao vây thành phố và vô hiệu hóa đường sắt Leningrad – Moscow. Họ đã cố gắng chiếm Leningrad nhưng thất bại.

Trước tình hình đó, Hitler đã quyết định tiến hành bao vây, không cho bất cứ ai ra vào thủ đô của nước Nga cổ, trước đó có tên gọi là Petrograd.

Trước tình hình đó, Hitler đã quyết định tiến hành bao vây, không cho bất cứ ai ra vào thủ đô của nước Nga cổ, trước đó có tên gọi là Petrograd.

Hitler dự định sẽ chờ người Liên Xô đầu hàng, sau đó san bằng thành phố và giao lãnh thổ cho các đồng minh của mình ở Phần Lan, lực lượng đang tiến vào Leningrad từ phía Bắc.

Hitler dự định sẽ chờ người Liên Xô đầu hàng, sau đó san bằng thành phố và giao lãnh thổ cho các đồng minh của mình ở Phần Lan, lực lượng đang tiến vào Leningrad từ phía Bắc.

Cuộc bao vây chính thức bắt đầu vào ngày 8/9/1941. Người dân Leningrad đã xây dựng nhiều công sự chống tăng và đã thành công trong việc tạo ra một hệ thống quốc phòng ổn định cho thành phố.

Cuộc bao vây chính thức bắt đầu vào ngày 8/9/1941. Người dân Leningrad đã xây dựng nhiều công sự chống tăng và đã thành công trong việc tạo ra một hệ thống quốc phòng ổn định cho thành phố.

Dù vậy, họ rơi vào khó khăn đủ mọi bề do bị cắt đứt mọi đường liên lạc đến các khu vực khác ở Liên Xô. Hàng trăm nghìn người đã chết vì đói, bệnh tật, và bom đạn của quân Đức.

Dù vậy, họ rơi vào khó khăn đủ mọi bề do bị cắt đứt mọi đường liên lạc đến các khu vực khác ở Liên Xô. Hàng trăm nghìn người đã chết vì đói, bệnh tật, và bom đạn của quân Đức.

Các xà lan cứu trợ sẽ đến Leningrad vào mùa hè và xe trượt băng sẽ tiếp tế trong mùa đông. Một triệu người, gồm bệnh nhân, người già, và trẻ em tại Leningrad đã được sơ tán âm thầm. Chỉ còn khoảng 2 triệu người ở lại, trông chờ vào khẩu phần thức ăn có sẵn và dùng tất cả các vùng đất trống để trồng rau.

Các xà lan cứu trợ sẽ đến Leningrad vào mùa hè và xe trượt băng sẽ tiếp tế trong mùa đông. Một triệu người, gồm bệnh nhân, người già, và trẻ em tại Leningrad đã được sơ tán âm thầm. Chỉ còn khoảng 2 triệu người ở lại, trông chờ vào khẩu phần thức ăn có sẵn và dùng tất cả các vùng đất trống để trồng rau.

Đêm 11 rạng ngày 12/1/1943, Hồng quân Liên Xô thuộc hai phương diện quân Volkhov và Leningrad đã đẩy lùi quân Đức ra khỏi khu vực "cổ chai" Shlisselburg, chiếm được một đoạn hành lang rộng từ 15 đến 30 km phía Nam hồ Ladoga.

Đêm 11 rạng ngày 12/1/1943, Hồng quân Liên Xô thuộc hai phương diện quân Volkhov và Leningrad đã đẩy lùi quân Đức ra khỏi khu vực "cổ chai" Shlisselburg, chiếm được một đoạn hành lang rộng từ 15 đến 30 km phía Nam hồ Ladoga.

Ngày 19/1/1943, sau khi hai cánh quân tiên phong của hai phương diện quân gặp nhau, Đài phát thanh Liên Xô loan tin: "Vòng phong tỏa Leningrad đã bị phá vỡ".

Ngày 19/1/1943, sau khi hai cánh quân tiên phong của hai phương diện quân gặp nhau, Đài phát thanh Liên Xô loan tin: "Vòng phong tỏa Leningrad đã bị phá vỡ".

Ngay sau khi chiếm được khu vực Shlisselburg, một tuyến đường sắt đã được xây dựng trong 15 ngày, nhanh chóng tiếp tế nhu yếu phẩm cho Leningrad. Người dân Leningrad gọi đây là "con đường chiến thắng".

Ngay sau khi chiếm được khu vực Shlisselburg, một tuyến đường sắt đã được xây dựng trong 15 ngày, nhanh chóng tiếp tế nhu yếu phẩm cho Leningrad. Người dân Leningrad gọi đây là "con đường chiến thắng".

Vào ngày 27/1/1944, một đợt phản công của Liên Xô đã đẩy người Đức về phía Tây, chính thức chấm dứt đợt bao vây Leningrad sau 872 ngày. Đây là một trong những thời khắc quan trọng nhất của cuộc Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại...

Vào ngày 27/1/1944, một đợt phản công của Liên Xô đã đẩy người Đức về phía Tây, chính thức chấm dứt đợt bao vây Leningrad sau 872 ngày. Đây là một trong những thời khắc quan trọng nhất của cuộc Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại...

Mời quý độc giả xem video: Tổng thống Vladimir Putin sau 2 thập kỷ dẫn dắt nước Nga | VTV TSTC.

T.B (tổng hợp)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/lien-xo-da-pha-vong-vay-cua-duc-o-leningrad-nhu-the-nao-1649058.html