Liên Xô đã từng viện trợ tàu phóng lôi khủng thế nào cho Việt Nam?

Tàu 206M, tàu phóng lôi cỡ lớn cánh ngầm do Liên Xô thiết kế và chế tạo và cũng là tàu phóng lôi thế hệ cuối cùng, được trang bị cho Hải quân Liên Xô và viện trợ cho các nước bạn bè, trong đó có Việt Nam.

Năm 1972, Liên Xô bắt đầu đóng tàu phóng lôi cỡ lớn có hình dáng độc đáo. Tàu phóng lôi này có tên là Project 206M Storm (cơn bão) được cải tiến từ tàu phóng lôi Project 206 Shershen, mà NATO gọi là "Turya".

Năm 1972, Liên Xô bắt đầu đóng tàu phóng lôi cỡ lớn có hình dáng độc đáo. Tàu phóng lôi này có tên là Project 206M Storm (cơn bão) được cải tiến từ tàu phóng lôi Project 206 Shershen, mà NATO gọi là "Turya".

Dự án 206M là một trong những tàu phóng lôi cỡ lớn cuối cùng được thiết kế và chế tạo từ thời Liên Xô. Giai đoạn đầu tiên là Dự án 206, đóng tàu phóng lôi có lượng giãn nước đầy tải 172 tấn, dài 34,08 mét và rộng 6,72 mét.

Dự án 206M là một trong những tàu phóng lôi cỡ lớn cuối cùng được thiết kế và chế tạo từ thời Liên Xô. Giai đoạn đầu tiên là Dự án 206, đóng tàu phóng lôi có lượng giãn nước đầy tải 172 tấn, dài 34,08 mét và rộng 6,72 mét.

Tàu phóng lôi 206M được trang bị ba động cơ diesel M503A, cung cấp động lực cho tàu có thể đạt tốc độ tối đa 45 hải lý/giờ. Mặc dù số lượng tàu phóng lôi Dự án 206M không ít và được nhiều nước sử dụng, nhưng khả năng ứng phó với điều kiện biển khắc nghiệt của nó tương đối kém.

Tàu phóng lôi 206M được trang bị ba động cơ diesel M503A, cung cấp động lực cho tàu có thể đạt tốc độ tối đa 45 hải lý/giờ. Mặc dù số lượng tàu phóng lôi Dự án 206M không ít và được nhiều nước sử dụng, nhưng khả năng ứng phó với điều kiện biển khắc nghiệt của nó tương đối kém.

Thay đổi lớn nhất ở thân tàu Project 206M so với tàu phóng lôi Project 206 là việc lắp đặt cánh ngầm và nâng công suất động cơ lên tới 15.000 mã lực. Tuy nhiên tốc độ của nó chậm hơn một chút so với Project 206.

Thay đổi lớn nhất ở thân tàu Project 206M so với tàu phóng lôi Project 206 là việc lắp đặt cánh ngầm và nâng công suất động cơ lên tới 15.000 mã lực. Tuy nhiên tốc độ của nó chậm hơn một chút so với Project 206.

Tàu phóng lôi dự án 206M có thể đạt tốc độ 44 hải lý/h ở công suất tối đa, nhưng có thể duy trì tốc độ 40 hải lý/giờ trong điều kiện sóng biển cấp 4, và có thể vẫn duy trì tốc độ 35 hải lý/giờ trong điều kiện sóng biển cấp 5.

Tàu phóng lôi dự án 206M có thể đạt tốc độ 44 hải lý/h ở công suất tối đa, nhưng có thể duy trì tốc độ 40 hải lý/giờ trong điều kiện sóng biển cấp 4, và có thể vẫn duy trì tốc độ 35 hải lý/giờ trong điều kiện sóng biển cấp 5.

Theo tiêu chuẩn, chiều cao sóng của bảng cấp độ sóng biển cấp 5 là từ 2,5 đến 4 mét, được xếp vào loại sóng lớn và ở trạng thái “biển động nhẹ”, tức là sóng nguy hiểm. Tàu phóng lôi 206M không thể chịu được sóng lớn hơn, do đó là tàu chiến nhỏ.

Theo tiêu chuẩn, chiều cao sóng của bảng cấp độ sóng biển cấp 5 là từ 2,5 đến 4 mét, được xếp vào loại sóng lớn và ở trạng thái “biển động nhẹ”, tức là sóng nguy hiểm. Tàu phóng lôi 206M không thể chịu được sóng lớn hơn, do đó là tàu chiến nhỏ.

Vũ khí chiến đấu chính của tàu phóng lôi 206M vẫn là 4 ống phóng ngư lôi ống đơn hạng nặng 533mm, bố trí trên hai mạn tàu. Nó có thể sử dụng ngư lôi dẫn đường bằng dây đa năng 53-56V, 53-65K, USET-80 và các mẫu khác; được sử dụng ở các khu vực đặc biệt như ngoài khơi xa hoặc eo biển, có khả năng đánh chìm các tàu lớn.

Vũ khí chiến đấu chính của tàu phóng lôi 206M vẫn là 4 ống phóng ngư lôi ống đơn hạng nặng 533mm, bố trí trên hai mạn tàu. Nó có thể sử dụng ngư lôi dẫn đường bằng dây đa năng 53-56V, 53-65K, USET-80 và các mẫu khác; được sử dụng ở các khu vực đặc biệt như ngoài khơi xa hoặc eo biển, có khả năng đánh chìm các tàu lớn.

Về vũ khí phụ bao gồm hai khẩu pháo 25 mm 2M-3M, điều khiển bằng tay được lắp trong tháp pháo ở mũi tàu, với cơ số đạn 1.200 viên, có khả năng phòng không nhất định.

Về vũ khí phụ bao gồm hai khẩu pháo 25 mm 2M-3M, điều khiển bằng tay được lắp trong tháp pháo ở mũi tàu, với cơ số đạn 1.200 viên, có khả năng phòng không nhất định.

Để đối phó với pháo hải quân Otto Mera 76mm được lắp đặt trên các tàu chiến của phương Tây, Dự án 206M đã lắp đặt một tháp pháo lớn hơn ở đuôi tàu, chứa pháo đa năng 57mm AK-725, sử dụng radar điều khiển hỏa lực MR-103 Bars. Đuôi tàu còn mang theo 10 quả bom chìm, có thể tấn công tàu ngầm.

Để đối phó với pháo hải quân Otto Mera 76mm được lắp đặt trên các tàu chiến của phương Tây, Dự án 206M đã lắp đặt một tháp pháo lớn hơn ở đuôi tàu, chứa pháo đa năng 57mm AK-725, sử dụng radar điều khiển hỏa lực MR-103 Bars. Đuôi tàu còn mang theo 10 quả bom chìm, có thể tấn công tàu ngầm.

Về hệ thống trinh sát, tàu phóng lôi Dự án 206M được trang bị sonar MG-329 Sheksna, radar dẫn đường MR 206 và hệ thống quản lý chiến đấu Dozor-1. Thủy thủ đoàn có tổng cộng 25 người, trong đó có 4 sĩ quan.

Về hệ thống trinh sát, tàu phóng lôi Dự án 206M được trang bị sonar MG-329 Sheksna, radar dẫn đường MR 206 và hệ thống quản lý chiến đấu Dozor-1. Thủy thủ đoàn có tổng cộng 25 người, trong đó có 4 sĩ quan.

Tàu phóng ngư lôi 206M là tàu chiến nhỏ, nên chỉ có hoạt động trên biển liên tục trong 5 ngày. Dự trữ hành trình 1.450 hải lý với tốc độ 14 hải lý/giờ và 600 hải lý với tốc độ cao hơn 37 hải lý/giờ.

Tàu phóng ngư lôi 206M là tàu chiến nhỏ, nên chỉ có hoạt động trên biển liên tục trong 5 ngày. Dự trữ hành trình 1.450 hải lý với tốc độ 14 hải lý/giờ và 600 hải lý với tốc độ cao hơn 37 hải lý/giờ.

Tàu phóng lôi Dự án 206M có lượng giãn nước tiêu chuẩn 220 tấn, lượng giãn nước đầy tải khoảng 250 tấn. Tàu có chiều dài 39,6 mét, rộng 7,6 mét, mớn nước 1,6 mét, tốc độ tối đa 44 hải lý, thủy thủ đoàn 25 người.

Tàu phóng lôi Dự án 206M có lượng giãn nước tiêu chuẩn 220 tấn, lượng giãn nước đầy tải khoảng 250 tấn. Tàu có chiều dài 39,6 mét, rộng 7,6 mét, mớn nước 1,6 mét, tốc độ tối đa 44 hải lý, thủy thủ đoàn 25 người.

Liên Xô đã đóng 30 tàu Project 206M cho Hải quân Liên Xô từ năm 1972 đến năm 1976. Ngoài ra còn đóng 22 tàu để xuất khẩu, trong đó có 5 tàu cho Việt Nam, 5 tàu cho Campuchia, 9 tàu cho Cuba và 2 tàu cho Cộng hòa Seychelles. Việt Nam đã được Liên Xô viện trợ một số tàu phóng lôi cao tốc 206M trong giai đoạn giữa thập niên 1980 và hiện nay chúng vẫn còn đang hoạt động.

Liên Xô đã đóng 30 tàu Project 206M cho Hải quân Liên Xô từ năm 1972 đến năm 1976. Ngoài ra còn đóng 22 tàu để xuất khẩu, trong đó có 5 tàu cho Việt Nam, 5 tàu cho Campuchia, 9 tàu cho Cuba và 2 tàu cho Cộng hòa Seychelles. Việt Nam đã được Liên Xô viện trợ một số tàu phóng lôi cao tốc 206M trong giai đoạn giữa thập niên 1980 và hiện nay chúng vẫn còn đang hoạt động.

Tuy nhiên, những tàu phóng lôi Dự án 206M xuất khẩu hay viện trợ này đã bị Liên Xô cắt bớt đi một số thiết bị, ví dụ như thiết bị sonar, để phát hiện mục tiêu bằng sóng âm. Sau khi Liên Xô tan rã, Nga được thừa hưởng 3 tàu Project 206M. (Nguồn ảnh: Wikipedia).

Tuy nhiên, những tàu phóng lôi Dự án 206M xuất khẩu hay viện trợ này đã bị Liên Xô cắt bớt đi một số thiết bị, ví dụ như thiết bị sonar, để phát hiện mục tiêu bằng sóng âm. Sau khi Liên Xô tan rã, Nga được thừa hưởng 3 tàu Project 206M. (Nguồn ảnh: Wikipedia).

Tiến Minh (Theo Sina)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/quan-su/lien-xo-da-tung-vien-tro-tau-phong-loi-khung-the-nao-cho-viet-nam-2002514.html