Liệu pháp proton có ít tác dụng phụ hơn so với xạ trị bằng photon
Theo JAMA Oncology, chiếu xạ khối u ung thư bằng proton với hiệu quả tương tự nhưng ít gây hại cho bệnh nhân hơn so với liệu pháp photon. Như vậy, liệu pháp proton là một hình thức trị liệu ung thư hiệu quả.
Đúng như tên gọi, các proton được sử dụng trong đó để chiếu xạ các mô bệnh. Do khối lượng tương đối lớn của các hạt này, sự tán xạ ngang của chúng trong mô cũng như phạm vi độ dài đường dẫn chiếu là nhỏ. Do đó, chùm tia có thể tập trung vào khối u, gây tổn hại tối thiểu cho các mô lân cận.
Một nghiên cứu của các nhà khoa học từ Trường y Perelman tại Đại học Pennsylvania, Mỹ, cho thấy liệu pháp proton giúp giảm nguy cơ tác dụng phụ khoảng 2/3 so với xạ trị bằng photon. Hơn nữa, tỷ lệ chữa khỏi ở những bệnh nhân được điều trị bằng một trong hai loại điều trị gần như giống hệt nhau.
Trong công trình nghiên cứu, các bác sĩ đã điều tra các tác dụng phụ như đau, khó nuốt, buồn nôn, tiêu chảy. Họ đã chú ý đến cái gọi là hiệu ứng của cấp độ ba, có thể làm cơ sở cho việc cung cấp dịch vụ chăm sóc y tế.
Nghiên cứu đã phân tích dữ liệu trên 1.483 bệnh nhân trải qua xạ trị kết hợp với hóa trị. Trong đó, 391 bệnh nhân được điều trị bằng liệu pháp proton, 1.092 bằng liệu pháp photon. Tất cả các bệnh nhân đều có một dạng ung thư không di căn: bệnh nhân bị ung thư não, ung thư đầu, cổ, phổi, đường tiêu hóa và bộ phận sinh dục đều đã được đưa vào nghiên cứu.
Trong vòng 90 ngày điều trị kết hợp, chỉ có 11,5% bệnh nhân gặp phải tác dụng phụ của mức độ thứ ba trở lên trong nhóm trị liệu proton, trong khi chỉ số đó là 27,6% ở nhóm trị liệu bằng photon. Một phân tích trọng số của cả 2 nhóm bệnh nhân, có tính đến các yếu tố bên ngoài, cho thấy lượng tác dụng độc hại tương đối ở nhóm thứ nhất ít hơn 2/3 so với nhóm thứ hai.
Tiến sĩ James Metz, tác giả chính của công trình khẳng định kinh nghiệm lâm sàng đã xác nhận rằng liệu pháp proton có thể có một lợi thế, nhưng thật không ngờ rằng tác dụng của nó lại lớn như vậy.
Các nhà nghiên cứu lưu ý rằng sự sống sót tổng thể và không tái phát không khác nhau về mặt thống kê ở cả 2 nhóm. Điều này cho thấy rằng sự giảm độc tính của liệu pháp proton không kéo theo sự giảm hiệu quả điều trị.
Kết quả nghiên cứu cho phép coi liệu pháp proton là một phương pháp trị liệu tăng cường với liều phóng xạ cao hơn.