Lính Đặc công Việt Nam mang trang bị cực khủng đổ bộ từ trực thăng

Chương trình 'Chiến sĩ 2020' về lữ đoàn đặc công bộ 113 đã cho người xem tận mắt chứng kiến màn đổ bộ chiếm lĩnh trận địa của bộ đội đặc công Việt Nam từ máy bay trực thăng vô cùng ấn tượng.

Trong chương trình “Chiến sĩ 2020” của kênh truyền hình VTV3, người xem đã được chứng kiến quá trình huấn luyện của các chiến sĩ đặc công thuộc lữ đoàn đặc công bộ 113 với màn diễn tập đổ bộ từ trực thăng vô cùng ấn tượng. Ảnh: Trực thăng Mi-8 vận chuyển chiến sĩ ra thao trường diễn tập.

Trong chương trình “Chiến sĩ 2020” của kênh truyền hình VTV3, người xem đã được chứng kiến quá trình huấn luyện của các chiến sĩ đặc công thuộc lữ đoàn đặc công bộ 113 với màn diễn tập đổ bộ từ trực thăng vô cùng ấn tượng. Ảnh: Trực thăng Mi-8 vận chuyển chiến sĩ ra thao trường diễn tập.

Ngay khi tiếp cận trận địa, các chiến sĩ đặc công đã nhanh chóng đổ bộ từ trực thăng bằng thanh dây, với đầy đủ vũ khí trang bị, sẵn sàng tấn công đánh chiếm mục tiêu. Ảnh: Chiến sĩ đặc công đổ bộ từ trực thăng.

Ngay khi tiếp cận trận địa, các chiến sĩ đặc công đã nhanh chóng đổ bộ từ trực thăng bằng thanh dây, với đầy đủ vũ khí trang bị, sẵn sàng tấn công đánh chiếm mục tiêu. Ảnh: Chiến sĩ đặc công đổ bộ từ trực thăng.

Chiến sĩ được trang bị vô cùng hiện đại với giày boost da, bọc chống trầy xước đầu gối, mũ chống đạn Kevlar, áo mang trang bị (trong nhiều trường hợp có thể mặc áo chống đạn bên trong) và balo loại mới. Ảnh: Cận cảnh trang bị của chiến sĩ đặc công đổ bộ.

Chiến sĩ được trang bị vô cùng hiện đại với giày boost da, bọc chống trầy xước đầu gối, mũ chống đạn Kevlar, áo mang trang bị (trong nhiều trường hợp có thể mặc áo chống đạn bên trong) và balo loại mới. Ảnh: Cận cảnh trang bị của chiến sĩ đặc công đổ bộ.

Trong từng trường hợp, nhiệm vụ tác chiến đặc thù mà lực lượng đặc công đổ bộ được trang bị những loại súng khác nhau. Ví dụ như tác chiến đô thị không gian hẹp, người lính sẽ sử dụng súng tiểu liên Uzi hay Tar-21 trong khi tác chiến ở khu vực rộng lớn sẽ sử dụng súng AK hoặc Galil. Ảnh: Đội hình tấn công của đặc công đổ bộ, hành tiến theo từng tốp nhỏ.

Trong từng trường hợp, nhiệm vụ tác chiến đặc thù mà lực lượng đặc công đổ bộ được trang bị những loại súng khác nhau. Ví dụ như tác chiến đô thị không gian hẹp, người lính sẽ sử dụng súng tiểu liên Uzi hay Tar-21 trong khi tác chiến ở khu vực rộng lớn sẽ sử dụng súng AK hoặc Galil. Ảnh: Đội hình tấn công của đặc công đổ bộ, hành tiến theo từng tốp nhỏ.

Đặc biệt, trong những năm gần đây, lính đặc công Việt Nam đã được trang bị một loại balo kiểu mới với mẫu mã hiện đại hơn. Khác với balo con cóc lâu nay chiến sĩ Việt Nam vẫn sử dụng, loại balo mới có thiết kế gọn gàng, thuận tiện, sử dụng khóa kéo thay cho dây buộc như trên balo con cóc, nhiều ra còn cải tiến lớn về quai đeo giúp cho binh sĩ cảm thấy thoải mái hơn rất nhiều khi mang vác nặng. Ảnh: Đội hình hành tiến tấn công mục tiêu của lực lượng đặc công đổ bộ.

Đặc biệt, trong những năm gần đây, lính đặc công Việt Nam đã được trang bị một loại balo kiểu mới với mẫu mã hiện đại hơn. Khác với balo con cóc lâu nay chiến sĩ Việt Nam vẫn sử dụng, loại balo mới có thiết kế gọn gàng, thuận tiện, sử dụng khóa kéo thay cho dây buộc như trên balo con cóc, nhiều ra còn cải tiến lớn về quai đeo giúp cho binh sĩ cảm thấy thoải mái hơn rất nhiều khi mang vác nặng. Ảnh: Đội hình hành tiến tấn công mục tiêu của lực lượng đặc công đổ bộ.

Ảnh minh họa: Cận cảnh loại balo mới của lực lượng đặc công. Loại balo này cũng được in họa tiết da báo đặc công tuy nhiên có phông màu xanh đậm hơn.

Ảnh minh họa: Cận cảnh loại balo mới của lực lượng đặc công. Loại balo này cũng được in họa tiết da báo đặc công tuy nhiên có phông màu xanh đậm hơn.

Ngoài ra, chiến sĩ còn được trang bị các bọc chống trầy xước đầu gối. Vốn dĩ khi di chuyển trên chiến trường thường xuyên phải cơ động né tránh các loại hỏa lực của quân thù cũng như dễ vấp phải đất đá khiến chiến sĩ ngã dẫn đến nguy cơ chấn thương rất cao đặc biệt là vùng đầu gối, việc được trang bị các bọc đồng gối này cũng là kinh nghiệm rút ra là thực tiễn vận động trên chiến trường, bảo vệ tốt hơn cho người lính trước những tổn thương không đáng có. Ảnh: Một chiến sĩ đặc công đang kiểm tra bọc đầu gối của mình trước lúc thực hiện nhiệm vụ đổ bộ.

Ngoài ra, chiến sĩ còn được trang bị các bọc chống trầy xước đầu gối. Vốn dĩ khi di chuyển trên chiến trường thường xuyên phải cơ động né tránh các loại hỏa lực của quân thù cũng như dễ vấp phải đất đá khiến chiến sĩ ngã dẫn đến nguy cơ chấn thương rất cao đặc biệt là vùng đầu gối, việc được trang bị các bọc đồng gối này cũng là kinh nghiệm rút ra là thực tiễn vận động trên chiến trường, bảo vệ tốt hơn cho người lính trước những tổn thương không đáng có. Ảnh: Một chiến sĩ đặc công đang kiểm tra bọc đầu gối của mình trước lúc thực hiện nhiệm vụ đổ bộ.

Cũng trong từng trường hợp huấn luyện đặc thù, người lính sẽ được cấp phát mũ chống đạn Kevlar hoặc mũ huấn luyện A2 cũng như áo giáp chống đạn, hay súng sử dụng cho tùy loại nhiệm vụ như chống khủng bố giải thoát con tin hay đánh chiếm mục tiêu trên chiến trường. Ảnh: Bộ đội đặc công đổ bộ từ trực thăng Mil Mi-171.

Cũng trong từng trường hợp huấn luyện đặc thù, người lính sẽ được cấp phát mũ chống đạn Kevlar hoặc mũ huấn luyện A2 cũng như áo giáp chống đạn, hay súng sử dụng cho tùy loại nhiệm vụ như chống khủng bố giải thoát con tin hay đánh chiếm mục tiêu trên chiến trường. Ảnh: Bộ đội đặc công đổ bộ từ trực thăng Mil Mi-171.

Ngoài phương thức trực thăng hạ thấp độ cao đổ bộ chiến sĩ, người lính còn một phương thức tác chiến nữa là đổ bộ nhảy dù. Họ sẽ mang đầy đủ trang bị và nhảy ra khỏi máy bay trực thăng từ độ cao lớn, khi tiếp đất sẽ tháo dù và sẵn sàng chiến đấu ngay lập tức, phương thức này giúp máy bay bớt tổn thương hơn từ các loại hỏa lực mặt đất của đối phương tuy nhiên người chiến sĩ nhảy dù lại dễ bị tổn thương. Ảnh: Chiến sĩ đặc công trong khoang trực thăng chuẩn bị cho nhiệm vụ đổ bộ nhảy dù.

Ngoài phương thức trực thăng hạ thấp độ cao đổ bộ chiến sĩ, người lính còn một phương thức tác chiến nữa là đổ bộ nhảy dù. Họ sẽ mang đầy đủ trang bị và nhảy ra khỏi máy bay trực thăng từ độ cao lớn, khi tiếp đất sẽ tháo dù và sẵn sàng chiến đấu ngay lập tức, phương thức này giúp máy bay bớt tổn thương hơn từ các loại hỏa lực mặt đất của đối phương tuy nhiên người chiến sĩ nhảy dù lại dễ bị tổn thương. Ảnh: Chiến sĩ đặc công trong khoang trực thăng chuẩn bị cho nhiệm vụ đổ bộ nhảy dù.

Trong khi đó, việc trực thăng hạ thấp độ cao đổ bộ binh sĩ trực tiếp sẽ giúp cho chiến sĩ bớt tổn thương hơn nhưng trực thăng sẽ nguy hiểm hơn khi có thể phải trực tiếp đối mặt với hỏa lực tầm thấp của đối phương. Ảnh: Huấn luyện chiến sĩ đổ bộ từ trực thăng.

Trong khi đó, việc trực thăng hạ thấp độ cao đổ bộ binh sĩ trực tiếp sẽ giúp cho chiến sĩ bớt tổn thương hơn nhưng trực thăng sẽ nguy hiểm hơn khi có thể phải trực tiếp đối mặt với hỏa lực tầm thấp của đối phương. Ảnh: Huấn luyện chiến sĩ đổ bộ từ trực thăng.

Tùy vào điều kiện và yêu cầu đặc thù riêng của nhiệm vụ, chỉ huy sẽ đưa ra phương án tối ưu nhất cho lực lượng đổ bộ đặc công. Với tinh thần gan dạ, ý chí sắt thép và bản lĩnh kiên cường, những chiến sĩ đặc công bộ lữ đoàn đặc công 113 luôn xứng đáng là đơn vị tuyến đầu đặc biệt tinh nhuệ, là những người đi trước về sau, táo bạo tuyệt vời, đánh hiểm thắng lớn, tiếp bước những truyền thống vẻ vang của các thế hệ cha anh đi trước. Ảnh: Chiến sĩ đặc công lữ đoàn 113 nhảy dù từ trực thăng.

Tùy vào điều kiện và yêu cầu đặc thù riêng của nhiệm vụ, chỉ huy sẽ đưa ra phương án tối ưu nhất cho lực lượng đổ bộ đặc công. Với tinh thần gan dạ, ý chí sắt thép và bản lĩnh kiên cường, những chiến sĩ đặc công bộ lữ đoàn đặc công 113 luôn xứng đáng là đơn vị tuyến đầu đặc biệt tinh nhuệ, là những người đi trước về sau, táo bạo tuyệt vời, đánh hiểm thắng lớn, tiếp bước những truyền thống vẻ vang của các thế hệ cha anh đi trước. Ảnh: Chiến sĩ đặc công lữ đoàn 113 nhảy dù từ trực thăng.

Video Đặc công Hải quân Việt Nam đổ bộ đường không - Nguồn: QPVN

Hùng Dũng

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/quan-su/linh-dac-cong-viet-nam-mang-trang-bi-cuc-khung-do-bo-tu-truc-thang-1390144.html