Lính Hà Lan dựng súng chống tăng bên đường, dân tá hỏa báo cảnh sát
Ban đầu, nhiều người dân địa phương thậm chí còn tưởng nhẩm đây là... súng bắn tốc độ của cảnh sát giao thông. Tuy nhiên sự thật lại khiến nhiều người tá hỏa.
Sự cố hy hữu vừa xảy ra ở vùng Saxony, Hà Lan khiến người dân địa phương tá hỏa. Theo đó, nguyên một tên lửa chống tăng đã được người dân phát hiện ở ngay bên đường khiến cơ quan chức năng của nước này bối rối. Nguồn ảnh: Holandf.
Ngay lập tức khi nhận ra đây là một loại khí tài nguy hiểm của quân đội, người dân địa phương đã liên lạc với cảnh sát để thu hồi thứ vũ khí này. Loại vũ khí được xác định là tên lửa chống tăng SPIKE do Israel sản xuất. Nguồn ảnh: Pinterest.
Loại tên lửa này hiện được quân đội Hà Lan cùng với nhiều quốc gia trên thế giới sử dụng trong biên chế chính thức của mình và là một trong những thứ vũ khí chống tăng xếp hạng nguy hiểm nhất thế giới hiện nay. Nguồn ảnh: Pinterest.
Nguyên nhân của vụ việc được cho là do binh lính Hà Lan... để quên tại khu vực này sau một cuộc hành quân huấn luyện. Trước đó tại khu vực hạ Saxony, đã có một cuộc tập trận quy mô nhỏ được quân đội Hà Lan tổ chức. Nguồn ảnh: Pinterest.
Quân đội Hà Lan cũng thông báo về việc dàn tên lửa SPIKE mà người dân nước này phát hiện ra ở vệ đường chỉ là dàn phóng mô phỏng, được sử dụng trong tập luyện và không có tác dụng chống tăng thực sự. Nguồn ảnh: Pinterest.
Tuy nhiên, với một quốc gia vốn dĩ yên bình như Hà Lan, việc quân đội nước này để quên vũ khí ở ngoài đường đã khiến người dân hết sức lo ngại vì có thể trong quá khứ, rất nhiều loại vũ khí khác đã bị binh lính nước này... để quên trong lúc huấn luyện nhưng không được báo lên chính quyền địa phương. Nguồn ảnh: Pinterest.
SPIKE là loại tên lửa chống tăng được đưa vào sử dụng từ những năm 80 của thế kỷ trước tới nay. Đây là loại tên lửa thông minh, có khả năng "bắn - quên". Nguồn ảnh: Pinterest.
Tổng trọng lượng của dàn tên lửa này kèm theo bệ phóng vào khoảng hơn 23 kg và có chiều dài 1200mm với phiên bản MR, 1670mm với phiên bản ER. Nguồn ảnh: Pinterest.
Tên lửa được thiết kế theo dạng mô-đun rất dễ lắp ráp và tháo rời. Trong trường hợp hành quân chiến đấu, người lính chỉ cần 30 giây để chuyển trạng thái sẵn sàng khai hỏa cho quả tên lửa này và thời gian nạp đạn sau mỗi phát phóng chỉ là 15 giây. Nguồn ảnh: Pinterest.
Hiện tại trên thế giới có khoảng hơn 20 quốc gia sử dụng loại tên lửa chống tăng này trong biên chế của mình, trong đó bao gồm nhiều nước châu Âu như Bỉ, Croatia, Cộng hòa Séc, Phần Lan, Đức, Italia, Hà Lan, Latvia, Litva, Ba Lan,... Nguồn ảnh: Pinterest.