Linh hoạt trong sản xuất

Trên địa bàn tỉnh Bình Phước, các loại cây ăn trái ngày càng phong phú, đa dạng. Để tăng hiệu quả sản xuất, kinh doanh, nhiều nông dân đã mạnh dạn đầu tư, linh hoạt, sáng tạo trong thực tế sản xuất.

Làm trái cây nghịch vụ

Gia đình anh Trần Tấn Phong ngụ ấp Chà Lon, xã Minh Đức, huyện Hớn Quản có 8 ha trồng cây ăn trái, gồm 2 ha sầu riêng và 6 ha chôm chôm Thái. Xuất thân là nông dân ở tỉnh Vĩnh Long, vùng đất chuyên trồng cây ăn trái nên anh Phong có nhiều kinh nghiệm trong trồng 2 loại cây này, trong đó kỹ thuật cho cây ra bông nghịch vụ là sở trường.

Vườn sầu riêng nghịch vụ của hộ anh Trần Tấn Phong ngụ ấp Chà Lon, xã Minh Đức, huyện Hớn Quản bán với giá 74.000/kg, thời điểm đầu tháng 4-2024

Anh Phong cho biết, để xử lý sầu riêng ra bông nghịch vụ, cần có các biện pháp gây ức chế, giảm sự sinh trưởng, phát triển của cây đến một thời điểm nhất định. Trong số các biện pháp, kỹ thuật siết nước giữ vai trò quan trọng. Toàn bộ khu vườn của anh Phong cạnh suối. Để việc tưới, tiêu, siết nước thuận lợi, anh trồng theo hàng, đắp đất cao thành liếp. Khoảng cách giữa hai hàng cây được thiết kế mương rộng khoảng 1m, độ sâu giảm dần theo chiều dài hàng cây từ 50cm-1,5m ra suối. Để siết nước, anh áp dụng phương pháp phủ bạt nông nghiệp từng hàng. Phương pháp này vừa hạn chế cỏ mọc, đồng thời khi có mưa, nước mưa sẽ trôi trên bạt xuống rãnh, không ngấm vào đất, rễ cây. Căn cứ thời điểm muốn cây ra bông sẽ cuốn bạt, tưới nước.

“Sầu riêng Thái rất nhạy cảm với nước. Trong điều kiện cây đang khô, “khát”, khi tưới nước sẽ kích hoạt toàn bộ hoạt động của bộ rễ, thúc đẩy sinh trưởng. Tuy nhiên, nếu dư nước thì cây sẽ ra đọt, thiếu nước cây không ra bông” - anh Phong chia sẻ.

Ông Mai Ngọc Thoan, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy xã Minh Đức, huyện Hớn Quản (trái) thăm vườn sầu riêng của hộ anh Phong

Ông Mai Ngọc Thoan, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy xã Minh Đức, huyện Hớn Quản (trái) thăm vườn sầu riêng của hộ anh Phong

Anh Phong cho biết thêm: Với phương pháp xử lý nghịch vụ, đầu tháng 4-2024, gia đình anh thu hoạch 5 tấn sầu riêng Ri6, thương lái mua tại vườn với giá 74.000 đồng/kg. Cuối tháng 4, đầu tháng 5-2024, anh tiếp tục thu khoảng 20 tấn sầu riêng monthoong, giá bán 70.000 đồng/kg. Đầu tháng 5-2024, trong khi đa số các vườn chôm chôm trong tỉnh còn trái non, nhưng 6 ha chôm chôm của gia đình anh đã chín đỏ vườn. Những ngày đầu mùa giá bán cao nhất đạt 50.000 đồng/kg, sau đó giảm dần còn 28.000 đồng/kg. 6 ha chôm chôm của gia đình anh đạt sản lượng khoảng 50 tấn. May mắn của gia đình có số lượng chôm chôm bán giá 50.000 đồng/kg chiếm khoảng 65%, nên doanh thu cả vụ đạt hơn 2 tỷ đồng.

Sầu riêng và chôm chôm là loại cây trồng phổ biến trên địa bàn tỉnh. Phương pháp xử lý cho các loại cây ra bông nghịch vụ của hộ anh Phong đem lại nhiều lợi ích kinh tế. Tuy nhiên, muốn thành công, người trồng phải không ngừng học hỏi, trau dồi kiến thức, kinh nghiệm, đặc biệt phải đầu tư bài bản trước khi trồng về hệ thống rãnh tưới, tiêu nước, trồng cây theo hàng lối… đểkhi áp dụng các biện pháp kỹthuật sẽthuận lợi. Chúng tôi sẽchỉđạo hội nông dân, cácđoàn thểchính trịcủa xãđẩy mạnh việc tham quan, học tập kinh nghiệm từcác nhàvườnđểsản xuấtđạt hiệu quả.

Ông MAI NGỌC THOAN, PhóthưThường trựcĐảng ủy xãMinhĐức, huyện Hớn Quản

Thu hoạch quanh năm

Trồng dưa lưới là mô hình kinh tế phải đầu tư nhiều vốn để xây dựng hệ thống nhà lưới. Vì yêu thích sản xuất nông nghiệp nên từ năm 2020, gia đình anh Nguyễn Châu Toại, khu phố 3, phường Minh Hưng, thị xã Chơn Thành đã bỏ ra hơn 8 tỷ đồng để đầu tư 1,7 ha nhà màng trồng dưa lưới. Nếu thời tiết thuận lợi, không có dịch bệnh, bình quân mỗi năm gia đình anh trồng được 4 vụ, sản lượng khoảng 250-280 tấn trái thương phẩm/năm". Với tổng diện tích 1,7 ha, tôi chia làm 5 nhà màng, mỗi nhà màng canh tác độc lập 4 vụ khác nhau. Vì dưa có thời gian sinh trưởng khoảng 90 ngày nên để có dưa thu hoạch quanh năm, tôi chia thời gian trồng mỗi đợt cách nhau từ 15-20 ngày. Trong đó, ưu tiên trồng nhiều để có thu hoạch vào dịp lễ, tết, ngày rằm, mồng một” - anh Toại cho hay.

Anh Nguyễn Châu Toại, phường Minh Hưng giới thiệu sản phẩm dưa lưới đạt chất lượng GlobalGAP với lãnh đạo Hội Nông dân thị xã Chơn Thành

Anh Nguyễn Châu Toại, phường Minh Hưng giới thiệu sản phẩm dưa lưới đạt chất lượng GlobalGAP với lãnh đạo Hội Nông dân thị xã Chơn Thành

Kỹ sư nông nghiệp kiểm tra, phân loại dưa lưới tại vườn của gia đình anh Nguyễn Châu Toại, khu phố 3, phường Minh Hưng, thị xã Chơn Thành trước khi thu hoạch

Kỹ sư nông nghiệp kiểm tra, phân loại dưa lưới tại vườn của gia đình anh Nguyễn Châu Toại, khu phố 3, phường Minh Hưng, thị xã Chơn Thành trước khi thu hoạch

Để sản xuất, kinh doanh đạt hiệu quả, anh Toại thuê 2 kỹ sư nông nghiệp hằng ngày chăm sóc vườn dưa. Đến kỳ thu hoạch, dưa được phân loại theo từng tiêu chuẩn để cung cấp ra thị trường. Anh Toại thông tin: “Dưa lưới của gia đình đã được cấp chứng nhận đạt tiêu chuẩn GlobalGAP, tiêu chuẩn toàn cầu. Mặc dù giá bán khá cao từ 35-65 ngàn đồng/kg tùy loại, tuy nhiên, sản phẩm không đủ đáp ứng nhu cầu thị trường. Mới đây, có 2 siêu thị đến thu mua, trong đó có siêu thị của Nhật Bản đề nghị gia đình ký kết hợp đồng cung cấp 10 tấn/tháng”.

Chơn Thành hiện có khoảng 5 ha trồng dưa lưới, gồm Hợp tác xã Nha Bích và các nông hộ. Với diện tích 1,7 ha, vườn dưa lưới của gia đình anh Toại có quy mô lớn nhất thị xã. Đây cũng là vườn đầu tiên tại Chơn Thành được cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn GlobalGAP, có thể xuất khẩu tới các thị trường châu Âu. Thời gian tới, chúng tôi sẽ tăng cường cho hội viên nông dân tham quan, học tập áp dụng. Tuy nhiên, vì phải đầu tư kinh phí lớn, chúngtôi mong muốn Nhà nước quan tâm, có nguồn vốn ưu đãi để khuyến khích nông dân dám nghĩ, dám làm, thực hiện khát vọng làm giàu.

Bà NGUYỄN THỊ HẬU, Chủ tịch Hội Nông dân thịChơn Thành

Quang Minh

Nguồn Bình Phước: https://baobinhphuoc.com.vn/news/4/157801/linh-hoat-trong-san-xuat