Lính Ukraine coi bom của Nga như chìa khóa mở cửa 'cánh cổng địa ngục'

Lính Ukraine coi bom của Nga như chìa khóa mở 'cánh cổng địa ngục', khi nó có thể phá hủy những hầm ngầm kiên cố nhất. Trong khi đó không quân và phòng không Ukraine đang bị Không quân Nga 'bào mòn'.

Tờ The New York Times (NYT) của Mỹ đưa tin về tác động khủng khiếp từ bom dẫn đường của Nga, với khả năng phòng thủ của Lực lượng vũ trang Ukraine, bao gồm cả việc phá hủy các hầm ngầm dưới lòng đất.

Tờ The New York Times (NYT) của Mỹ đưa tin về tác động khủng khiếp từ bom dẫn đường của Nga, với khả năng phòng thủ của Lực lượng vũ trang Ukraine, bao gồm cả việc phá hủy các hầm ngầm dưới lòng đất.

Dẫn nguồn thông tin từ năm 2023, NYT cho biết, Quân đội Ukraine đang gặp khó khăn do sự “càn quét” của bom dẫn đường. Nó có tác động lớn đến cả những người lính vốn đã quen với các trận pháo kích dữ dội của Nga.

Dẫn nguồn thông tin từ năm 2023, NYT cho biết, Quân đội Ukraine đang gặp khó khăn do sự “càn quét” của bom dẫn đường. Nó có tác động lớn đến cả những người lính vốn đã quen với các trận pháo kích dữ dội của Nga.

Một người lính Ukraine, có biệt danh là "Kit", mô tả tác động của bom Nga, đó là: Khi một quả bom đang bay đến gần bạn, nó chính là chìa khóa mở “cánh cổng địa ngục”. Ngoài ra, việc Nga sử dụng nhiều UAV tự sát, cũng khiến chiến trường trở lên nóng bỏng hơn.

Một người lính Ukraine, có biệt danh là "Kit", mô tả tác động của bom Nga, đó là: Khi một quả bom đang bay đến gần bạn, nó chính là chìa khóa mở “cánh cổng địa ngục”. Ngoài ra, việc Nga sử dụng nhiều UAV tự sát, cũng khiến chiến trường trở lên nóng bỏng hơn.

Binh lính Ukraine ở chiến trường cho biết, do việc Nga sử dụng nhiều UAV tự sát, nên việc vận chuyển hàng hóa ra mặt trận trở nên nguy hiểm hơn. Một lính Ukraine có biệt hiệu “Barbarian” cho biết, việc di chuyển bằng ô tô hiện nay là cực kỳ nguy hiểm, buộc các binh sĩ chủ yếu di chuyển bằng đi bộ.

Trong khi đó trang “Quan sát quân sự (Military Watch)” của Mỹ cho biết, người Nga đang bắn hạ những máy bay chiến đấu tốt nhất của Ukraine còn sót lại và hiện đang phá hủy hệ thống phòng không vốn đã hao mòn mà không hề bị đánh trả.

Trong khi đó trang “Quan sát quân sự (Military Watch)” của Mỹ cho biết, người Nga đang bắn hạ những máy bay chiến đấu tốt nhất của Ukraine còn sót lại và hiện đang phá hủy hệ thống phòng không vốn đã hao mòn mà không hề bị đánh trả.

Trong cuộc xung đột đang diễn ra ở Ukraine, nhiều phi công của Không quân Ukraine được xác nhận đã hy sinh, trong đó có một phi công giàu kinh nghiệm và phó chỉ huy Lữ đoàn Không quân chiến thuật số 39, Thiếu tá Stanislav Romanenko.

Trong cuộc xung đột đang diễn ra ở Ukraine, nhiều phi công của Không quân Ukraine được xác nhận đã hy sinh, trong đó có một phi công giàu kinh nghiệm và phó chỉ huy Lữ đoàn Không quân chiến thuật số 39, Thiếu tá Stanislav Romanenko.

Lữ đoàn Không quân chiến thuật số 39 của Không quân Ukraine được trang bị chiến đấu cơ hạng nặng Su-27; đây cũng là đơn vị không quân mạnh nhất của Ukraine hiện nay. Còn vào đầu thập niên 1990, Lữ đoàn Không quân 39 được xếp vào một trong những lực lượng mạnh nhất ở châu Âu.

Lữ đoàn Không quân chiến thuật số 39 của Không quân Ukraine được trang bị chiến đấu cơ hạng nặng Su-27; đây cũng là đơn vị không quân mạnh nhất của Ukraine hiện nay. Còn vào đầu thập niên 1990, Lữ đoàn Không quân 39 được xếp vào một trong những lực lượng mạnh nhất ở châu Âu.

Theo Military Watch, trong tuần cuối cùng của tháng 12/2023, Lữ đoàn Không quân 39 chỉ còn từ 2-3 chiếc Su-27, nhưng đã bị bắn rơi. Không giống như MiG-29 được sử dụng rộng rãi ở Đông Âu, Su-27 không được xuất khẩu, khiến Ukraine không thể có nguồn máy bay bổ sung.

Theo Military Watch, trong tuần cuối cùng của tháng 12/2023, Lữ đoàn Không quân 39 chỉ còn từ 2-3 chiếc Su-27, nhưng đã bị bắn rơi. Không giống như MiG-29 được sử dụng rộng rãi ở Đông Âu, Su-27 không được xuất khẩu, khiến Ukraine không thể có nguồn máy bay bổ sung.

Thiếu tá Romanenko, phi công lái máy bay Su-27 của Ukraine, đã hy sinh khi làm nhiệm vụ và được trao thưởng huân chương và huy chương; sau đó anh được chôn cất vào ngày 8/12/2023 tại Zhitomir.

Thiếu tá Romanenko, phi công lái máy bay Su-27 của Ukraine, đã hy sinh khi làm nhiệm vụ và được trao thưởng huân chương và huy chương; sau đó anh được chôn cất vào ngày 8/12/2023 tại Zhitomir.

Được biết, vào tháng 3/2022, một trong những trận không chiến lớn nhất đã diễn ra trên không phận Zhytomyr, trong đó 4 chiếc Su-27 của Ukraine đã bị chiến đấu cơ của Nga bắn hạ. Phần thắng trong trận không chiến này được cho là thuộc về tiêm kích Su-35 của Nga.

Được biết, vào tháng 3/2022, một trong những trận không chiến lớn nhất đã diễn ra trên không phận Zhytomyr, trong đó 4 chiếc Su-27 của Ukraine đã bị chiến đấu cơ của Nga bắn hạ. Phần thắng trong trận không chiến này được cho là thuộc về tiêm kích Su-35 của Nga.

Ngoài phi công Romanenko, Chính quyền Ukraine còn xác nhận Vladislav Zalistovsky, 23 tuổi, phi công lái máy bay MiG-29 thuộc Lữ đoàn không quân chiến thuật 114 hy sinh. Máy bay của anh được cho là bị bắn rơi vào cuối tháng 12/2023 hoặc đầu tháng 1/2024.

Ngoài phi công Romanenko, Chính quyền Ukraine còn xác nhận Vladislav Zalistovsky, 23 tuổi, phi công lái máy bay MiG-29 thuộc Lữ đoàn không quân chiến thuật 114 hy sinh. Máy bay của anh được cho là bị bắn rơi vào cuối tháng 12/2023 hoặc đầu tháng 1/2024.

Vào tháng 10/2023, sau khi một số nước phương Tây chuyển giao máy bay MiG-29 của họ cho Ukraine, Không quân Ukraine đã bị tổn thất nghiêm trọng, 17 máy bay bị bắn rơi sau 10 ngày không chiến. Ngoài ra, kho vũ khí tên lửa đất đối không của Ukraine đã cạn kiệt, đây trở thành vấn đề lớn nhất đối với Kiev.

Vào tháng 10/2023, sau khi một số nước phương Tây chuyển giao máy bay MiG-29 của họ cho Ukraine, Không quân Ukraine đã bị tổn thất nghiêm trọng, 17 máy bay bị bắn rơi sau 10 ngày không chiến. Ngoài ra, kho vũ khí tên lửa đất đối không của Ukraine đã cạn kiệt, đây trở thành vấn đề lớn nhất đối với Kiev.

Theo các nhà phân tích của Tạp chí Military Watch, chính các hệ thống phòng không trên mặt đất của Ukraine suy yếu đã giúp các máy bay chiến đấu của Nga ít gặp rủi ro hơn, cả trong việc tấn công các mục tiêu trên mặt đất và tấn công các máy bay chiến đấu còn lại của Ukraine.

Theo các nhà phân tích của Tạp chí Military Watch, chính các hệ thống phòng không trên mặt đất của Ukraine suy yếu đã giúp các máy bay chiến đấu của Nga ít gặp rủi ro hơn, cả trong việc tấn công các mục tiêu trên mặt đất và tấn công các máy bay chiến đấu còn lại của Ukraine.

Việc mất gần như hoàn toàn số chiến đấu cơ hạng nặng Su-27 và hệ thống phòng không mặt đất suy yếu, là đòn giáng mạnh vào hiệu quả chiến đấu của Không quân Ukraine. Su-27 là chiến đấu cơ có tính năng tốt nhất và có khả năng sẵn sàng chiến đấu cao nhất của Không quân Ukraine.

Việc mất gần như hoàn toàn số chiến đấu cơ hạng nặng Su-27 và hệ thống phòng không mặt đất suy yếu, là đòn giáng mạnh vào hiệu quả chiến đấu của Không quân Ukraine. Su-27 là chiến đấu cơ có tính năng tốt nhất và có khả năng sẵn sàng chiến đấu cao nhất của Không quân Ukraine.

Su-27 là máy bay chiến đấu hạng nặng siêu thanh thế hệ thứ tư, được Liên Xô thiết kế đặc biệt để nhằm chiếm ưu thế trên không với những đối thủ “đồng cân, đồng lạng” như F-14 và F-15 của Mỹ. Hiện Su-27 vẫn còn nhiều trong lực lượng Không quân Nga.

Su-27 là máy bay chiến đấu hạng nặng siêu thanh thế hệ thứ tư, được Liên Xô thiết kế đặc biệt để nhằm chiếm ưu thế trên không với những đối thủ “đồng cân, đồng lạng” như F-14 và F-15 của Mỹ. Hiện Su-27 vẫn còn nhiều trong lực lượng Không quân Nga.

Cho đến năm 2023, Ukraine vẫn còn khoảng 30 chiếc Su-27, nhưng hiện chưa rõ có bao nhiêu chiếc trong số đó còn được Quân đội Ukraine sử dụng. Nhưng trên thực tế, chúng không phải là đối thủ trước các chiến đấu cơ thế hệ mới của Nga như Su-30SM và nhất là Su-35.

Cho đến năm 2023, Ukraine vẫn còn khoảng 30 chiếc Su-27, nhưng hiện chưa rõ có bao nhiêu chiếc trong số đó còn được Quân đội Ukraine sử dụng. Nhưng trên thực tế, chúng không phải là đối thủ trước các chiến đấu cơ thế hệ mới của Nga như Su-30SM và nhất là Su-35.

Tiến Minh

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/quan-su/linh-ukraine-coi-bom-cua-nga-nhu-chia-khoa-mo-cua-canh-cong-dia-nguc-1944635.html